ĐỘNG TÁC QUAY SAUTRÒ CHƠI

Bài 4: Động tác quay sau

Trò chơi: “Nhảy đứng, nhảy nhanh”

I/ Mục tiêu:

- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay phải, quay trái, đi đều. Yêu cầu động tác đều với

khẩu lệnh.

(Thực hiện động tác đi đều ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), chưa chú ý

đến động tác đánh tay)

- Học động tác quay sau

-Trò chơi: “nhảy đứng, nhảy nhanh”

II/ Địa điểm, phương tiện:

Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện

Phương tiện: 01 còi và kẻ sân chơi trò chơi

III/ Nội dung và phương pháp lên lớp

Nội dung Phương pháp, hđ của hs

1) Phần mở đầu:

- Nhận lớp, phổ biến nội dung

3 hàng dọc, nghe

- Chơi trò chơi: “diệt các côn trùng có hại”

Chơi trò chơi

2) Phần cơ bản:

- Ôn quay phải, quay trái, đi đều

3 hàng dọc, tập theo hướng dẫn

- GV điều khiển lớp tập

của gv

- Tổ tập luyện

- GV quan sát sửa chữa sai sót

- Học kỹ thuật động tác quay sau ( Xem sách HD)

- Chia tổ tập luyện: GV quan sát sửa chữa sai sót

cho HS

b) Trò chơi vận động

- Trò chơi: “nhảy đứng, nhảy nhanh”

- Tập theo đội hình chơi nêu tên: GV hoặc nhóm HS

làm mẫu rồi tổ chức chơi

- Cho cả lớp thi đua

- GV quan sát nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.

3) Phần kết thúc:

3 hàng dọc, vỗ tay, nghe gv

- Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp

nhận xét

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét, đánh giá

------

Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2010

Âm nhạc

Học bài hát: Em yêu hòa bình (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)

( Đ/c Tân dạy)

------

Tập đọc

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I : Mục đích yêu cầu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy; ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ; bước đầu biết đọc diễn

cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh

vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK;

học thuộc 10 dòng đầu hoặc 12 dòng cuối của bài thơ.)

II: Đồ dùng dạy _ Học

- Tranh minh họa bài tập đọc trang 9 SGK

- Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ

- Các tranh hoặc truyện : Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt…

III: Các họat động dạy - Học

Họat động của GV Họat động của HS

1 : Ổn định

2 : Bài cũ : - Gọi 3 emđọc nối tiếp

- 3 HS lên bảng.

đọan trích.

? Qua đọan trích em thích nhất hình ảnh

nào về Dế Mènh Vì sao?

? Theo em Dế Mèn là người như thế nào?

- GV nhận xét cho điểm

3: Bài mới :

a. Giới thiệu bài _ Ghi đề

b. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài và phần chú giải

- Đọc bài + chú giải, lớp đọc thầm

- 5 HS đọc đoạn nối tiếp

- GV phân đoạn, cho HS đọc đoạn nối

tiếp, GV theo dõi, sửa sai.

- Ghi từ khó, hướng dẫn HS luyện phát

- Luyện phát âm

âm.

- HS theo dõi

- Hướng dẫn HS đọc bài, lưu ý cách ngắt

nhịp các câu thơ. ( SGV)

- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 2

- HS đọc đoạn nối tiếp lần 2

- Đọc bài theo nhóm 2

- Đọc đoạn trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận

xét

- GV nhận xét, tuyên dương

+ GV đọc mẫu : Đọc toàn bài với giọng

- Theo dõi

nhẹ nhàng, tình cảm trầm lắng pha lẫn

niềm tự hào.

c. Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm đoạn 1

- Cho HS đọc thầm đoạn 1

+ Đọan 1 : “Từ đầu …….đa mang “

? Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?

-Vì truyện cổ nườc nhà rất nhân hậu và

có ý nghĩa sâu xa ...

? Em hiểu câu thơ “ vàng cơn nắng trắng

- Ông cha ta đã trải qua bao nhiêu mưa

nắng , qua thời gian để đúc rút những bài

cơn mưa “ là thế nào ?

học kinh nghiệm cho con cháu

- Truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân

? Từ “ nhận mặt “ ở đây nghĩa là thế nào ?

tộc, của ông cha ta từ bao đời nay

Ý1 : Đọan thơ ca ngợi truyện cổ đề cao

? Đọan thơ này ý nói gì ?

lòng nhân hậu ,ăn ở hiền lành

+ HS nhắc lại

- Cho HS đọc thầm đoạn 2

- HS đọc thầm đọan 2

+ Đọan 2 : Còn lại

- Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện

? Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện

cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó

cổ : Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường,..

- Cho HS đọc thầm 2 câu thơ cuối

- Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha

? câu thơ cuối nói gì ?

răn dạy con cháu đời sau: hãy sống nhân

hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ,tự tin

Ý2: Bài học quý của ông cha ta muốn

? Đọan thơ cuối ý nói gì ?

răn dạy con cháu đời sau.

Đại ý : Bài thơ Ca ngợi kho tàng truyện

? Bài thơ này nói lên điều gì?

cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh

- Cho HS thảo luận nhóm tìm đại ý của bài

vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu

của cha ông.

d. Đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ

- HS đọc nối tiếp bài, lớp theo dõi, nhận

- Gọi 2 HS đọc tòan bài thơ . Yêu cầu HS

nhận xét giọng đọc của bạn

- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1. –

- HS theo doĩ

- Gọi một số HS đọc diễn cảm đoạn thơ

- HS đọc, lớp nhận xét

+ Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ

- đọc thầm

thơ

+ HS đọc thuộc từng khổ thơ, đọan thơ

- đọc thuộc

+ Cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ

- đọc thuộc cả bài thơ

+ GV nhận xét _ Ghi điểm

3: Củng cố , Dặn dò :

- HS trả lời

? Qua những câu chuyện cổ ông cha

khuyên chúng ta điều gì?

_ Nhận xét giờ học _ Về học bài thơ

Toán

HÀNG VÀ LỚP.

I. Mục tiêu : Giúp HS:

- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.

- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.

- Biết viết số thành tổng theo hàng.

II. Chuẩn bị : - Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài học SGK.

III. Các hoạt động dạy - học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định:

2 HS lên bảng

2. Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng.