3. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
- Là khu dân cư có một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp.
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp, các điểm đơn lẻ thường ở miền núi.
b) Khu công nghiệp
- Còn gọi là khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, hình thành từ thập niên 90 của thế
kỉ XX.
- Là khu vực có ranh giới cụ thể trong đó có nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp và
các dịch vụ hổ trợ. Có ban quản lí riêng, có quy chế ưu đãi…
- Các khu công nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
c) Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức ở trình độ cao, thường gắn liền với một đô thị vừa và lớn.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành, trong đó có một số ngành
chuyên môn hoá và các ngành bổ trợ.
- Các trung tâm công nghiệp có thể chia làm 3 nhóm dựa vào vai trò trong phân công
lao động theo lãnh thổ.
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng : Đà Nẵng, Cần Thơ…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương : Nam Định, Nha Trang…
d) Vùng công nghiệp
- Phạm vi lãnh thổ rộng, ranh giới không chặt chẽ.
- Cả nước có 6 vùng :
+ Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ trừ tỉnh Quảng Ninh.
+ Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng cộng thêm tỉnh Quảng Ninh và 3 tỉnh từ
Thanh Hoá đến Hà Tĩnh.
+ Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ cộng thêm Bình Thuận và Lâm Đồng.
+ Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Bạn đang xem 3. - DE THI TRAC NGHIEM MON DIA LY LOP 12