BỨC TRANH THIÊN NHIÊN- ĐỐI CHIẾU NGUYÊN TÁC VÀ DỊCH THƠ

1/ Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên- Đối chiếu nguyên tác và dịch thơ:+ Câu 1: dịch khá sát nguyên tác+ Câu 2:• Dịch thơ đã bỏ mất đi chữ “cô”: cô đơn, lẻ loi• Bản dịch “mạn mạn” “trôi nhẹ” => Bản dịch chưa thoát ý.- Thời gian: Chiều tối- Không gian: Bầu trời mênh mông-> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: “cánh chim” và “chòm mây” + Cánh chim mỏi: sự uể oải, mệt mỏi của những chú chim sau một ngày kiếm ăn đang về rừng tìm tổ ấm=> Đồng cảm giữa Bác với những cánh chim• Chim mỏi sau một ngày kiếm ăn• Người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường+ “Cô vân mạn mạn độ thiên không”• “Cô vân” (nhân hóa) : chòm mây lẻ loi cô đơn• “Mạn mạn”: chậm, trôi nổi lững lờ.Cô vân như mang tâm trạng lẻ loi, cô đơn, lặng lẽ lửng lờ trôi giữa không gian lớn rộng của trời chiều-> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: + Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên. + Phong thái ung dung, tự tại thưởng ngoạn cảnh chiều của Bác.