2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng:a. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay “Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay. Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay”.Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản Nợ của từng Tổ chức tín dụng, hoạt động kinh doanh tín dụng của các Tổ chức tín dụng chủ yếu bằng vốn của người khác tức là chủ yếu bằng tiền gửi mà các Tổ chức tín dụng đã huy động được;do đó chúng ta vẫn thường nói các Tổ chức tín dụng kinh doanh bằng cách “đi vay để cho vay” hay kinh doanh trên sự kinh doanh của người khác. Việc cho vay và đầu tư của các Tổ chức tín dụng luôn gắn liền với rủi ro. Do đó, thực hiện tốt việc thẩm tra tính xác thực của các tài liệu sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn ,ảnh hưởng tới hoạt động của các Tổ chức tín dụng.Vì vậy, khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, hay vi phạm hợp đồng .. thì Tổ chức tín dụng được quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn hoặc khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách hàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân).Nghĩa vụ này phát sinh do việc bên cho vay đã cam kết cho khách hàng vay được sử dụng số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả.Nếu bên cho vay vi phạm nghĩa vụ này (nghĩa vụ giải ngân) như giải ngân chậm hoặc không chịu giải ngân theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì vấn đề trách nhiệm pháp lý của họ là như thế nào? với hiện trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam, trong trường hợp đó bên vay được coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vì thế có trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho bên vay. Ngoài ra bên cho vay còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình như đã cam kết, trừ trường hợp cả hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn. Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng. “Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.”.Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thoả thuận, kể cả tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có).” Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.b. Quyền và nghĩa vụ của bên vayVới tư cách là người hưởng tín dụng, đồng thời là con nợ trong quan hệ cho vay, bên vay có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:Quyền từ chôí các yêu cầu không hợp lý của tổ chức tín dụng khi kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng tín dụng.Quyền năng này được pháp luật quy định nhằm tạo cho khách hàng vay khả năng chống lại các yêu cầu rõ ràng là không hợp lý của TCTD, có thể gây ra những bất lợi cho họ nếu buộc phải thoả mãn các yêu cầu này, ví dụ khách hàng vay có quyền từ chối cung cấp thông tin và hoạt động kinh doanh của mình nhưng rõ ràng là không liên quan gì đến việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay cho tổ chức tín dụng…Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc các vi phạm HĐTD của TCTD.Đây là một quyền năng pháp định, với mục tiêu nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng vay trước những hành vi không có căn cứ hợp pháp của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu pháp luật cho phép khách hàng vay được quyền đệ đơn khiếu nại đối với tổ chức tín dụng nhận hồ sơ vay vốn, chỉ vì lý do họ đã từ chối cho vay không có căn cứ thì rõ ràng không hợp lý, bởi lẽ như vậy nghĩa là pháp luật đã tước đi một quyền năng nghĩa vụ cơ bản nhất của người kinh doanh đó là quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền tự định đoạt việc cho vay hay không đối với khách hàng. Với quy định này, nếu tổ chức tín dụng muốn từ chối cho vay đối với một khách hàng thì họ bắt buộc phải đưa ra các căn cứ hay lý do chính đáng để từ chối.Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thoả thuận trong HĐTD.Quyền năng này của bên vay cũng chính là nghĩa vụ của bên cho vay, đều phát sinh trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Do có quyền này mà bên vay được yêu cầu bên cho vay trả tiền bồi thương thiệt hại đã xảy ra cho mình, trong trường hợp bên cho vay không thực hiện đúng nghĩa vụ giải ngân theo thoả thuận mà gây thiệt hại. Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.Nghĩa vụ này phát sinh do điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay đã được ghi trong HĐTD, nhằm đặt cho người vay tình trạng bị kiểm tra, giám sát thường xuyên bởi người cho vay. Tuy nhiên, nghĩa vụ này sẽ không cản trở người vay áp dụng các biện pháp nhằm đem lại tính hiệu quả cho phương án sử dụng vốn của mình như được quyền lựa chọn mô hình công nghệ thích hợp nhất để đầu tư, lựa chọn loại vật tư, nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu để mua sắm bằng nguồn vốn tín dụng được cấp… Ngoài ra, hậu quả pháp lý của việc bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ này là họ sẽ bị bên cho vay đình chỉ việc sử dụng vốn hoặc bi thu hồi vốn vay trước thời hạn, sau khi đã được bên cho vay nhắc nhở bằng văn bản.Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạm HĐTD và tiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có).Đây là một trong những nghĩa vụ chính yếu của bên vay, phát sinh trên cơ sở hợp đồng tín dụng hoặc phát sinh trên cơ sở phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền. Thông thường, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi sẽ phát sinh khi HĐTD bắt đầu có hiệu lực và chúng phải được bên vay thực hiện khi thời hạn sử dụng vốn vay đã hết. Còn nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm hợp đồng hay bồi thường thiệt hại thì chỉ phát sinh khi xảy ra sự vi phạm hay sự thiệt hại mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, hoặc phát sinh do một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hay trọng tài. Về nguyên tắc, các nghĩa vụ này của bên vay sẽ chấm dứt khi nào chúng đã được bên vay thực hiện xong trên thực tế.