2/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.A) CÂU ( ĐÚNG – SAI).CHỌN CÂU DẪN...

5.2/ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

a) Câu ( Đúng – sai).

Chọn câu dẫn nào mà HS trung bình khó nhận ra đúng hay sai.

Không nên chích dẫn nguyên văn những câu trong sách.

Mỗi câu trắc nghiệm chỉ lên diễn tả một ý duy nhất.

Trong một bài kiểm tra không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, và có tính chu kì.

b) Câu nhiều lựa chọn.

Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phàn lựa chọn là câu bổ sung để phần

gốc trở lên đủ nghĩa.

Phần lựa chọn nên là từ 3 – 5 , tùy trình độ kiến thức và tư duy của HS.

Tránh xếp câu trả lời đúng nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi câu hỏi.

c) Câu ghép đôi.

Dãy thong tin nêu ra không nên quá dài, nên cùng một nhóm có liên quan HS có thể nhầm lẫn.

Dãy câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có câu trả lời dư để tăng sự cân nhắc khi

lựa chọn.

Thứ tự câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu hỏi để gây thêm sự khó khăn cho sự lựa

chọn.

d) Câu điền khuyết.

Đảm bảo mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ ( hay cụm từ) thích hợp, thường là những

khái niệm mấu chốt của bài học.

Mỗi câu chỉ lên có từ 1 đến 2 chỗ trống. Các khoảng trống có độ dài bằng nhau.

Tránh dùng những câu trích nguyên văn SGK.

Nên chuẩn bị các từ ( hay cụm từ ) sẽ dùng để điền, để HS không điền những từ ngoài dự kiến.

e) Câu hỏi kiểm tra qua hình vẽ.

Yêu cầu HS chú thích một vài chi tiết để trống trong hình vẽ, sửa một chi tiết sai trên bản đồ,

biểu đồ…