CÂU 10.ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU TÂY NGUYÊN CÓ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TR...

2. Tóm tắt tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay.

PHẦN B. BÀI GIẢI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)

Câu I (3 điểm)

Câu I.1

(Lưu ý: khi sử dụng Atlat yêu cầu các thí sinh phải nêu rõ tên bản đồ và trang Atlat sử dụng để phân tích)

a. Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình trên 1000m.

- Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng 3143 m.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

+ Giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng (sông Đà, sông Mã, sông Chu).

- Địa hình bị chia cắt mạnh

b. Những đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng Tây Bắc:

- Hướng núi Tây bắc – đông nam của Hoàng Liên Sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Đây là miền địa hình duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao, khí hậu phân hóa theo độ cao thuận lợi để phát

triển chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp, cây dược liệu.

- Là vùng thiếu nước vào mùa đông.

Câu I.2:

a. Bảng xử lý số liệu về mật độ dân số giữa các vùng.

Mật độ dân số của một số vùng nước ta năm 2006

Đơn vị (người/km

2

)

Vùng Mật độ dân số

Đồng bằng sông Hồng 1225

Tây Nguyên 89

Đông Nam Bộ 511

b. Giải thích mật độ dân số của Tây Nguyên.

Trong 3 vùng mật độ dân số Tây Nguyên thấp nhất (89 người/km

2

) do nhiều nguyên nhân:

- Diện tích lớn nhất trong cả 3 vùng nhưng qui mô lại nhỏ nhất trong 3 vùng.

- Nguyên nhân dân cư tập trung ít: trình độ phát triển kinh tế còn thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra còn rất

chậm, địa hình cao, giao thông kém phát triển.

Câu II (2 điểm)