NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH THANH TRA CÓ NHỮNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN SAU ĐÂY

1. Người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết

định thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử báo cáo bằng

văn bản, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu tổ chức, cá nhân có

thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Trưng cầu giám định về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Yêu cầu người có thẩm quyền niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán,

dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng

khoán khi xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm chứng

cứ cho kết luận thanh tra;

đ) Yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán và tài

sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị

trường chứng khoán khi xét thấy cần xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm

hoặc ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán và tài sản thế chấp, cầm cố có liên

quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

e) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc

làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân tham gia thị trường;

g) Ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử

lý; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của Chánh Thanh tra,

Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra;

i) Kết luận về nội dung thanh tra;

k) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong thời hạn năm

ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm.