6. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU* QUẢN LÝ CON DẤU

1.6. Quản lý và sử dụng con dấu* Quản lý con dấu:- Cán bộ văn thư chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vịtrong việc quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo các bộ phậnchịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quản lý và sửdụng con dấu của bộ phận mình (đối với bộ phận có con dấu riêng).- Các con dấu của cơ quan, đơn vị được giao cho nhân viên văn thư quảnlý và sử dụng. Nhân viên văn thư được giao bảo quản, sử dụng con dấu phảichịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc bảo quản, sử dụngcon dấu, có trách nhiệm thực hiện những quy định sau: + Con dấu phải được bảo quản tại phòng làm việc của nhân viên văn thư.Trường hợp cần đưa con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị, phải được sự đồng ý củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị và phải chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng condấu đúng mục đích. Con dấu phải được bảo quản an toàn trong cũng như ngoàigiờ làm việc.+ Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bảncủa người có thẩm quyền.- Khi nét dấu bị mòn hoặc biến dạng, nhân viên văn thư phải báo cáongười đứng đầu cơ quan đơn vị làm thủ tục đổi con dấu. Trường hợp con dấu bịmất, người đứng đầu cơ quan đơn vị phải báo cáo cơ quan công an, nơi xảy ramất con dấu để lập biên bản.- Khi đơn vị có quyết định chia tách hoặc sáp nhập, phải nộp con dấu cũvà làm thủ tục xin khắc con dấu mới.* Sử dụng con dấu:+ Nhân viên văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của cơ quan,đơn vị.+ Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thứcvà có chữ ký của người có thẩm quyền.+ Không được đóng dấu trong các trường hợp sau: Đóng dấu vào giấykhông có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặcđóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền, đóng dấutreo hoặc giáp lai trên những văn bản không phải của cơ quan, đơn vị ban hành.