1. Đối với Bệnh viện
a) Nguyên tắc chung:
- Các bệnh viện thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động,
khi có yêu cầu của cơ sở kinh doanh dịch vụ.
- Việc khám và chứng nhận sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động theo nội
dung trong Sổ khám sức khoẻ được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư
này.
- Các bệnh viện tổ chức khám sức khoẻ phải có trách nhiệm khám, điều trị cho người
lao động mắc các bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và được thu
viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước; nếu vượt quá khả năng chuyên môn hoặc
theo yêu cầu của người lao động, của người sử dụng lao động thì bệnh viện phải làm thủ tục
chuyển viện cho người bệnh theo quy định hiện hành.
- Công tác thống kê, báo cáo, lưu trữ kết quả khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động theo quy định về chuyên môn của ngành y tế và nằm trong chương trình kế hoạch hoạt
động chuyên môn chung của bệnh viện.
b) Tổ chức khám sức khoẻ:
- Các bác sĩ khám sức khoẻ thuộc các chuyên khoa da liễu, truyền nhiễm, nội, phụ sản,
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và một số chuyên khoa khác.
- Bác sĩ giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện chịu trách
nhiệm kết luận sức khoẻ.
c) Bệnh viện khám sức khoẻ có nhiệm vụ:
- Hoàn thành các thủ tục hành chính để khám sức khoẻ và viết phiếu hẹn trả kết quả.
- Khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo nội dung trong sổ khám sức
khoẻ.
- Khám và làm các xét nghiệm khác theo yêu cầu của chuyên khoa.
- Căn cứ vào kết luận của bác sĩ các chuyên khoa, bác sĩ giám đốc hoặc phó giám đốc
phụ trách chuyên môn của bệnh viện kết luận tình trạng sức khoẻ của người lao động, ký tên,
đóng dấu bệnh viện và dấu chức danh.
- Trong thời hạn 7 ngày sau khi khám sức khoẻ cho người lao động, bệnh viện trả sổ
khám sức khoẻ, các kết quả cận lâm sàng cho người sử dụng lao động của cơ sở kinh doanh
dịch vụ.
- Trường hợp người lao động mắc phải một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2
ban hành kèm theo Thông tư này thì giám đốc bệnh viện khám sức khoẻ phải thông báo cho
người sử dụng lao động của cơ sở kinh doanh dịch vụ về tình trạng bệnh của người lao động
đó; đồng thời thông báo bằng văn bản đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
tỉnh, thành phố và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi cơ sở kinh doanh dịch vụ
đóng trụ sở chính để theo dõi, quản lý.
Bạn đang xem 1. - Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính