MƯA AXIT ĐƯỢC PHÁT HIỆN RA ĐẦU TIÊN NĂM 1948 TẠI THUỴ ÐIỂN

42. Mưa axit là gì?Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều thanđá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiềukhí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO

2

), Nitơ đioxit (NO

2

). Các khí này hoàtan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H

2

SO

4

), axit nitơric (HNO

3

). Khi trời mưa,các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kimloại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và conngười. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pHcủa hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thànhcác thuỷ vực chết.Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan cácnguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém pháttriển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của câygiảm, cho năng suất thấp.Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trìnhxây dựng.