(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài

viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ nhặt

- Dạng bài: Phân tích, liên hệ

- Yêu cầu: Làm rõ hình tượng ngưởi vợ nhặt ở vẻ đẹp khát vọng. Liên hệ với Liên để để tìm nét riêng và

tương đồng, từ đó rút ra được nhận xét về giá trị nhân đạo mà nhà văn gửi gắm.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

- Kim Lân (01/08/1920 - 20/07/2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài,

CHUNG

Khái quát vài

quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do

nét về tác giả -

tác phẩm

hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học rồi vừa làm

thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim

Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn

nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn

0,5 điểm

kịch, đóng phim). Kim Lân là một trong những tác giả tiêu biểu của

văn xuôi hiện đại, cây bút chuyên viết truyện ngắn, chuyên viết về

nông thôn với những con ngưởi nông thôn hiền hậu, chân chất.

- Tác phẩm nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của

truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau

Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi

hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết

truyện ngắn này. Vị trí: một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất

trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đề tài: Bức tranh hiện thực thê

thảm của nhân dân ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, mà cụ thể

là nạn đói năm 1945.

Vẻ đẹp khát

- Thị là nhân vật không tên, cũng chẳng hề có quê quán, chẳng tài

TRỌNG

vọng ngưởi vợ

sản, không gia đình, cũng không có nghề nghiệp. Thị như người trôi

TÂM

nhặt

dạt giữa cơn lũ của nạn đói. Thật tội nghiệp.

Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính

cách, nhân phẩm, điều đó được thể hiện từ lời nói đến hành động.

Trước hết là trong lởi nói, vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chỏng

3 điểm

lỏn ”, “chua ngoa, đanh đá ”, Thị “cong cớn ”, "sưng sỉa ” khi giao

tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự

trọng của ngưởi con gái.

- Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám

lấy sự sống. Khi anh cu Tràng hay đùa, lại đùa “có muốn theo tớ về

nhà thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về”, thì ngưởi đàn bà kia lại im

lặng sau câu đùa của Tràng. Nói đúng hơn là thị đồng ý, đồng ý mà

không hề do dự, phân vân. Nhưng có lẽ bởi Thị cảm được cái chân

thật, cái tốt bụng của anh Tràng, Tràng có lẽ là duyên phận, xuất hiện

như chiếc phao cứu sinh với đời Thị. Cho nên hành động theo Tràng

của thị, một mặt xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao

khát được sống. Nhưng ta còn thấy trong đó, một mong muốn tựa

nương, một bến bờ sau những trôi dạt của số phận.

- Về đến nhà, thị e thẹn, dè dặt “ngồi mớm” vào mép giường. Thị ý

tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến hai lần). Đây là hình

ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong quan hệ với mẹ

chồng.

- Sáng hôm sau, thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà

cửa. Đến đây, ngưởi đọc dễ nhận thấy: bao nhiêu vẻ “chỏng lỏn",

“sưng sỉa” của thị trước kia không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta

đã được cảm nhận vẻ đẹp rất nữ tính của thị. Hơn ai hết, Tràng cảm

nhận đủ đầy sự thay đổi tuyệt vời ấy “Tràng nom thị hôm nay khác

lắm, rõ ràng là ngưởi đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì

chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Câu

văn này đã ghi lại cảm xúc chân thật của Tràng trước sự đổi thay tích

cực của vợ. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì

đã có sức cảm hóa với thị.

- Trong bữa cơm đầu đón nàng dâu: Dù bữa ăn chỉ có “niêu cháo

lõng bõng, mọi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn

cháo cám nhưng thị thản nhiên, bằng lòng đón nhận. Đó là cái đón

nhận của người có nhân cách, có trách nhiệm, của một ngưởi thèm

khát một mái ấm gia đình, sẵn sàng đón nhận bao khổ ải phía trước

cùng với gia đình chồng.

- Người vợ nhặt có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng

của tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, có cận kề với

cái chết thì những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người không bao giở mất

đi. Khát vọng sống, hạnh phúc vẫn luôn nguyên vẹn, tình thương yêu

con người chiến thắng tất cả. Người vợ nhặt có một khát vọng sống

và khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ, vươn lên hoàn cảnh và chiến

thắng số phận.

- Liên là cô bé tám tuổi, như mầm cây trên mảnh đất khô cằn phố

LIÊN HỆ

Liên hệ nhân

huyện. Trong tâm hồn cô bé cũng bị nhuốm nỗi buồn nơi đây, nơi

vật Liên

thiếu sinh khí, sức sống, niềm vui, ngược lại chứa đầy những lo toan,

bóng tối u ám, và những kiếp người lay lắt đến tội nghiệp.

1 điểm

- Niềm vui cũng, sự giải thoát của cô bé chính là chuyến tàu đêm nơi

phố huyện. Bởi, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp.

Liên lặng lẽ mơ tưởng đến Hà Nội xa xăm...., nơi hai chị em đã sống

thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc. Đó là cuộc

sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện

buồn tẻ và nghèo nàn này. Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó

khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông đúc, nhộn

nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu

xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc

sống buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới tươi

đẹp hơn.

- Đợi tàu, dù cho nó chỉ xuất hiện vào lúc khuya muộn, nhưng sự cố

gắng đợi chờ đó cho ta thấy một khát vọng không bao giờ bị dập tắt,

là hi vọng nhỏ nhoi, mong manh, nhưng cũng mãnh liệt vô cùng.

Giá trị nhân

- Có thể thấy, qua hai nhân vật người vợ nhặt và Liên ta đều thấy một

sự trân trọng, cảm thương của nhà văn dành cho nhân vật của mình.

đạo nhà văn

Bên cạnh đó, còn là nâng niu những ước mơ, khát vọng của họ,

gửi gắm

những con người bị đẩy đến những bước đưởng khó khăn, khổ sở của

thân phận. Nhưng ta còn thấy sức mạnh niềm tin của hai nhân vật

này, họ tuy yếu ớt, nhưng mang trong mình khát vọng không gì vùi

dập được.

- Tuy nhiên, với Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam còn muốn rung lên

hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc: Đừng tồn tại, hãy sống.

- Còn với nhà văn Kim Lân, ông gửi bức thông điệp đầy nhân văn

qua hình tượng nhân vật của mình: Dù trong tình huống bi thảm đến

đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh

sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống,

sống cho ra người.