NẾU Ổ SINH THÁI CỦA 2 LOÀI TRÙNG NHAU CÀNG NHIỀU THÌ A

Câu 108 (TH): Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì

A. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng

B. Hỗ trợ nhau tốt hơn chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

C. Mức độ cạnh tranh càng gay gắt

D. Hai loài này sẽ tiến hóa thành 1 loài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số

Việt Nam, với 78,32 triệu người; 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (số

liệu năm 2015). Nhóm 5 dân tộc thiểu số có quy mô dân số lớn nhất lần lượt là Tày, Thái, Mường,

Khơme, Hoa.

Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc

điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt

Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Ngôn ngữ

Trang 21

của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông –

Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng; 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Đồng bào các DTTS phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Hoạt động kinh tế truyền thống của

các DTTS là sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công.

Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn.

Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống. Vị trí địa lý ở vùng sâu vùng xa kết hợp địa

hình giao thông đi lại khó khăn tạo nên những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế

và các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Phần lớn đồng bào các DTTS có trình độ dân trí còn thấp, các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội như: tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lệ gia tăng dân số còn

cao.

(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/, “Dân tộc thiểu số ở Việt Nam”)