TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

1. Trung Quốc thời Tần-Hán:a. Sự hình thành nhà Tần - Hán.- Năm 221 TCN, Tần là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất được Trung Quốc, TầnThủy Hoàng lên ngôi vua, chế độ phong kiến được hình thành.- Năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán, chế độ phong kiến tiếp tục được xác lập- Các giai cấp mới được hình thành:+ Địa chủ: gồm quan lại, nông dân giàu, có nhiều ruộng đất.+ Nông dân: đều phải nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước, cũng bị phân hóa. Nông dân giàu trở thànhđịa chủ; nông dân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất phảinhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng gọi là nông dân lĩnh canh. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh thay cho quan hệ cũ và xã hội phong kiếnđược hình thành.b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán.- Ở trung ương: Hoàng đế có quyền tối cao, bên dưới có thừa tướng (quan văn), thái úy (quan võ) vàcác quan coi giữ các mặt khác.- Ở địa phương: chia thành quận đứng đầu là Thái thú, huyện đứng đầu là Huyện lệnh.- Xâm lược các vùng xung quanh như Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.