TRÊN CƠ SỞ HIỂU ĐÚNG VẤN ĐỀ, BIẾT CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, HỌC SINH CÓ THỂ TRÌNH BÀY, DIỄN ĐẠT THEO NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU SONG VỀ CƠ BẢN CẦN CÓ NHỮNG Ý SAU
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, học sinh có thể trình bày, diễn
đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau:
a) Mở bài. Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)
b) Thân bài
*Giải thích (1,0 điểm)
– Ranh giới: Đường phân giới hạn giữa hai khu vực, hai địa hạt, hai phạm trù… liền nhau.
– Bước qua ranh giới: Vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia.
* Bàn luận (5,0 điểm)
– Có những ranh giới không nên, không thể bước qua. Đó là những ranh giới giúp ta giữ được giá trị làm
người; đảm bảo sự an toàn, phát triển tốt đẹp của xã hội. Nếu bị phá vỡ hậu quả sẽ khôn lường. (2,0 điểm)
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
– Đôi khi cần bước qua ranh giới để mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, khẳng định giá trị của bản thân, tạo
nên những thay đổi cần thiết, tăng tính hiệu quả, tìm ra cái mới mang tính đột phá, đi được xa hơn, có được
nhiều hơn trên một địa hạt khác. Đó là những ranh giới kìm hãm con người, xã hội. (2,0 điểm)
– Ranh giới trong cuộc sống nhiều khi rất mong manh. Để không phá bỏ hay vượt qua được ranh giới luôn
cần có sự tỉnh táo, sáng suốt, bản lĩnh… (0,5 điểm)
– Phê phán những hành động liều lĩnh, cực đoan bất chấp ranh giới; sự hèn nhát, thu mình… (0,5 điểm)
* Bài học nhận thức và hành động. (1,0 điểm)
c) Kết bài. (0,5 điểm)