- NHÌN CHUNG CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1979 VÀ 199...

Câu 2:

- Nhìn chung cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1999

không đều và thay đổi qua 2 năm.

Nhóm tuổi 15-59 luôn chiếm tỷ lệ cao, kế đó là nhóm tuổi 0-14 và chiếm tỷ lệ nhỏ

nhất là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên.

- Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ năm 1979 đến 1999:

+ Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ từ 42,5% còn 33,5% giảm 9%.

+ Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ từ 50,4% tăng lên 58,4% tăng 8%.

+ Nhóm tuổi từ 60 trở lên: tỷ lệ từ 7,1% tăng lên 8,1% tăng 1%.

- Giải thích:

* Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ giảm do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia

đình, giảm tỷ lệ gia tăng dân số.

* Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ tăng vì từ 1979 đến 1999 lớp tuổi 0-14 đã chuyển sang

lớp tuổi 15-59.

* Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ tăng vì cuộc sống ngày càng được nâng cao,

y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của nhân dân ta tăng nên tỷ lệ người lớn tuổi

cao.

Kết cấu dân số theo độ tuổi qua 2 năm trên thì dân số nước ta là dân số trẻ

nhưng ngày càng già đi.

II. Phần Tự Chọn:

Đề 1:

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ

cận

- Mức độ tập trung công nghiệp: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức

độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước

- Tên các trung tâm công nghi p ng b ng sông H ng v vùng ph c n ệ ởđồ ằ ồ à ụ ậ

(Atlat a lý Vi t Nam, trang 13) đị ệ

Quy mô

Lớn Trung bình Nhỏ

Hà Nội Hạ Long Thái Nguyên

Hải Phòng Việt Trì

Nam Định

- Từ Hà Nội, công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa

chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp.

+ Hải Phòng - Thành phố Hạ Long - Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than.

+ Đáp Cầu - Bắc Giang: Vật liệu xây dựng, phân hóa học.

+ Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim.

+ Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: Hóa chất, giấy.

+ Hà Đông - Hòa Bình: Thủy điện.

+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa: Dệt, điện, xi măng.

b) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng

bằng sông Hồng:

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là kết quả tác động

của nhiều nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu

hạ tầng và vị trí địa lý tương đối thuận lợi.

- Tài nguyên thiên nhiên: than nâu, khí đốt, có nguồn nguyên liệu nông sản tại

chỗ, tài nguyên biển phong phú (vịnh Bắc Bộ).

- Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào và phần

lớn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn

hóa, giáo dục lớn, có nhiều trường cao đẳng, đại học).

- Kết cấu hạ tầng của vùng phát triển khá cao với Hà Nội là đầu mối giao thông

vận tải lớn với nhiều tuyến đường ôtô, đường sắt quan trọng đi qua vùng, có

cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài.

- Vị trí địa lý của vùng thuận lợi.

+ Giáp với Trung du và miền núi phía Bắc: giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn

thủy năng lớn.

+ Giáp Bắc Trung Bộ là vùng có cơ cấu ngành kinh tế đa dạng.

+ Giáp vịnh Bắc Bộ: có tài nguyên biển phong phú.

Đề 2: