7. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A. VẤN ĐỀ SỬ...

8.7. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long a. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên- Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích gần 4 triệu ha, dân số 17.267,6 nghìnngười (năm 2006).- Thế mạnh: Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu; khí hậu có tính chất cận xích đạo, mạng lưới sôngngòi, kênh rạch chằng chịt; tài nguyên biển phong phú, đa dạng và tài nguyên sinh vật (rừng ngập mặn, rừngtràm, cá, chim) dồi dào.- Hạn chế: Mùa khô kéo dài làm nước mặn xâm nhập vào đất liền, tăng độ chua, mặn trong đất. Thiếunước trong mùa khô gây khó khăn cho việc sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn; nghèo khoáng sản.- Vấn đề nổi bật của đồng bằng hiện nay là phải tập trung cải tạo tự nhiên, thông qua việc tập trungvào các khía cạnh: + Giải quyết vấn đề nước ngọt để thau chua, rửa mặn vào mùa khô ở đồng bằng này.+ Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phá thế độc canh, kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển,đảo, quần đảo; chủ động sống chung với lũ.b. Vấn đề lương thực thực phẩm - Sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò to lớn không chỉ riêng vớivùng mà còn đối với cả nước.- Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm:đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiênvùng cũng có khó khăn là diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn lớn, thiếu nước vào mùa khô…- Đồng bằng là trọng điểm số 1 về cây lúa, đồng thời đây cũng là vùng phát triển thủy sản lớn nhất cảnước.Chủ đề 9. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO,QUẦN ĐẢO.- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển: với nguồn lợi sinh vật phong phú, tàinguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên lớn; vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giaothông và du lịch biển.- Các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của đất nước. Bởi chúng là những khu vực giàu cóvề tài nguyên thiên nhiên, có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, cần bảo vệ.- Đẩy mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển phải đi đôi với vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trườngbiển, đảo và hợp tác với các nước và láng giềng trong khu vực.Chủ đề 10. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM- Vùng kinh tế trọng điểm là một hình thức tổ chức lãnh thổ mới xuất hiện ở nước ta vào khoảngnhững năm 90 của thế kỉ XX.- Hiện nay trên cả nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Ba vùng trọng điểm kinh tế hình thành đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽđến các vùng lãnh thổ khác trong cả nước góp phần chung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.Phần 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMChủ đề 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP