Câu 1: (THPTQG – 2015)
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa.
Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho
kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu
được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc
vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của
phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
Quy ước gen: A_B_: hoa đỏ, A_bb: hoa vàng; aaB_ = aabb: hoa trắng tương tác 9 : 3 : 4.
Cây hoa đỏ tự thụ thu được kiểu hình tối đa là 3 trong đó có kiểu hình hoa vàng (A_bb) P dị
hợp Bb; và có kiểu hình hoa trắng (aa__) P dị hợp Aa P có kiểu gen AaBb.
P : AaBb AaBb
Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp (aaBb) chiếm tỉ lệ 2
12,5%
16 (1) đúng.
Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp (aaBB và aabb) chiếm tỉ lệ 2
16 (2) đúng.
Kiểu hình hoa trắng F1 có 3 kiểu gen đó là aaBB hoặc aaBb hoặc aabb (3) đúng.
2 16 50%
(4) sai.
Tỉ lệ cây hoa trắng đồng hợp trong tổng số cây hoa trắng là
4 16
Vậy các kết luận đúng là (1); (2); (3) chọn C.
Bạn đang xem câu 1: - Các câu hỏi mẫu phân loại điểm 9, 10 về quy luật di truyền trong đề thi THPT quốc gia các năm gần đây | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện