BÀI 2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂNCƯA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm dân số

a) Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc

Biểu hiện :

- Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu. Năm 2005 là 83,2 triệu, xếp thứ ba ở Đông

Nam Á và thứ 13 thế giới.

- Nước ta có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chỉ

chiếm 13,8%.

Ý nghĩa :

- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Đây là động lực

cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có nét độc đáo về văn hoá, có truyền thống

riêng trong lao động sản xuất sẽ có sức hấp dẫn đối với du lịch, tạo nên một dân cư năng

động.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay (kinh tế chậm phát triển, năng suất lao động thấp, cơ

sở vật chất nghèo nàn…) thì dân số quá đông là trở lực cho việc phát triển kinh tế và nâng cao

đời sống người dân.

- Nhiều thành phần dân tộc, trong điều kiện phát triển không đều ẩn chứa nhiều nguy cơ

bất ổn xã hội, phải có chính sách dân tộc hợp lí.

b) Dân số tăng nhanh

- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX.

- Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989

(2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2003 (1,35%).

- Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có

xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng còn

lớn (trên 1 triệu người/năm).

Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế

chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người

dân khó được nâng cao.

c) Dân số trẻ

Biểu hiện : Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 1999 của nước ta : Từ 0 tuổi - 14 tuổi

(33,1%), từ 15 - 59 tuổi (59,3%), từ 60 tuổi trở lên (7,6%).

- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số. Mỗi năm tăng thêm 1,15 triệu.

Lao động cần cù sáng tạo, nếu biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn.

- Nguồn dự trữ lao động lớn.

- Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm.

- Gánh nặng phụ thuộc lớn.