CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân: a. Khái niệm: Là các quyền dân chủ cơ bản nhất của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước. b. Nội dung: - Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. + Độ tuổi: Đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. + Một số trƣờng hợp không đƣợc quyền bầu cử (4 trƣờng hợp) - Cách thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân. + Nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Quyền ứng cử: tự ứng cử và giới thiệu ứng cử. - Cách thức nhân dân thưc hiện quyền lực Nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân. (Không dạy) c. Ý nghĩa: - Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành cơ quan quản lý nhà nước. - Nhân dân thực hiện ý chí và nguyện vọng của mình. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta. - Sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị và quyền con người - quyền công dân trong thực tế.