ĐỌC VĂN BẢN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

2.6. Hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” II. BÀI TẬP VẬN DỤNG BT1: Đặt câu theo yêu cầu: câu ghép, từ loại a. Các vế trong câu ghép thường có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Ở mỗi mối quan hệ ý nghĩa đó, em hãy đặt câu và xác định cụm C-V của các câu ghép em vừa đặt. b. Đặt câu: - Đặt câu có dùng trợ từ nêu lên tác hại của việc sử dụng bao bì ni-lông hoặc tác hại của nạn nghiện thuốc lá. - Đặt câu có dùng thán từ bộc lộ tình cảm của em với một người thân. - Đặt câu có dùng tình thái từ khi giao tiếp với thầy cô giáo. BT2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các câu sau: a. “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn”. b. Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. D “Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.” e. “Than vận nước gặp khi biến đổi, Để quân Minh thừa hội xâm lăng, Bốn phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!” ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO ĐỀ 1:Câu 1: (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NGƢỜI ĂN XIN “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc-ghê-nhép)