PHÂN TÍCH, LÝ GIẢI, TỔNG HỢP CÁCH GIẢI

Câu 4. Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: Thí sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em. Có thểlựa chọn thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lấm, thông điệp về việc cống hiến cho đời màkhông hề đòi hỏi nhận lại… Làm văn1 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Yêu cầu về hình thức – Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,… Yêu cầu về nội dung Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau: 1. Giải thích – “Nước sơn bên ngoài”: hình thức, cái bể nổi bên ngoài. – “Những gì bên trong”: tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống. – “Với bản thân cháu và người dùng cháu”: với mỗi cá nhân và với những người xungquanh, những người nhìn nhận, đánh giá cá nhân ấy. Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị bên trong của mỗi con người. Cái bề ngoài màu mè, rực rỡchỉ thu hút được ở phút ban đầu và sẽ nhanh chóng tan biến. Chính một tâm hồn đẹp, một lốisống đẹp, một tri thức phong phú sẽ mang lại cho mỗi người sức hút và giá trị bền lâu. 2. Phân tích – Vì sao cái giá trị bên ngoài lại không quan trọng bằng cái cốt lõi bên trong? + Vẻ bên ngoài gây chú ý trong phút chốc, nhưng cái bên trong mới tạo ấn tượng lâu dài. + Vẻ bên ngoài chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng giá trị tâm hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu vớithời gian. – Vì sao giá trị bên trong ấy không chỉ quan trọng với những người xung quanh, mà cònquan trọng với mỗi người? + Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn. + Nhưng với mỗi cá nhân, giá trị bên trong quan trọng, vì nó là thứ làm nên chính bạn, mộtbản thể đặc biệt không trùng lặp. 3. Bàn luận, mở rộng Để xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị bên trong của mình, chúng ta cần: – Tích luỹ cho mình tri thức. – Nuôi dưỡng cho mình tấm lòng nhân ái, tâm hồn biết rung động trước cuộc sống, rèn luyệncho mình lối sống đẹp. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố bên ngoài; không thể ỷ vào việc chăm chútthế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài xộc xệch. 4. Bài học và liên hệ bản thân – Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn. – Liên hệ bản thân. 2 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp *Yêu cầu chung (1,0 điểm): Viết bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài;xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vậndụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có sáng tạo trongdiễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận; đảm bảo quy tắc chínhtả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể (4,0 điểm): 1.Mở bài (0,5 điểm) Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp, ông muốn đua tài năng viết văn của mình với vẻ đẹpcủa tạo hóa. Qua tùy bút Người lái đò Sông Đà, ta thấy được rất rõ tâm hồn say mê khám phávẻ đẹp mang chất vàng mười thiên nhiên của Nguyễn Tuân. Trong mỗi trang viết, ông luônchứng tỏ nét tài hoa và uyên bác của mình. Qua hai đoạn văn tiêu biểu, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc họa những néthùng vĩ độc dữ, nham hiểm vừa thơ mộng gợi cảm của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh consông Đà. 2.Thân bài (3,0 điểm): a.Khái quát chung: Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960), gồm 15 bà tùy bútvà một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong khángchiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùngđất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộcsống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. b.Phân tích vẻ đẹp khác nhau của Sông Đà trong hai đoạn trích: Đoạn 1: (1,0 điểm): Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng trángbài ca của gió thác xô sóng đá: -Ban đầu tác giả mới để dàn nhạc cất lên khúc như đang oán trách, van xin, khiêu khích,giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừngbừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnhmẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu,rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa càng gầm thét với đàn trâu da cháybùng bùng… -Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác đá Sông Đà được Nguyễn Tuân miêutả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông. -Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông trông nghệ thuật. Câu văn ngắn, nhịp nhanh; nghệ thuậtnhân hóa cùng với các từ: Réo gần, réo to, gằn, chế nhạo, khiêu khích, van xin, oán trách…khiến nước thác như một sinh thể có linh hồn sống động, tâm trạng phong phú, tính cách dữdội. Đoạn 2: (1,0 điểm): Nguyễn Tuân vừa tả Sông Đà lại vừa gợi lên vẻ đẹp lỗng lẫy giống như một cô gái Tây Bắc eấp tình tứ: -Tác giả sử dụng trùng điệp các đối so sánh liên hoàn để tô đậm thêm vẻ đẹp muôn vẻ, muônsắc của dòng sông: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chântóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở goa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùkhói núi Mèo đốt nương xuân… -Điệp ngữ “tuôn dài” được lặp lại hai lần nhấn mạnh chiều dài Sông Đà chảy dọc theo biêngiới phía Tây Tổ quốc, phép so sánh Sông Đà như một áng tóc trữ tình lại nhấn mạnh dánghình dòng sông mềm mại, óng ả, mượt mà, duyên dáng, uyển chuyển, yêu kiều. Hình ảnh ẩnhiện mây trời Tây bắc và phép so sánh mây trời ấy cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nươngxuân đã làm tăng thêm vẻ đẹp tình tứ, hư ảo, kín đáo và e ấp của dòng sông. -Động từ “bung nở” là một động từ mạnh đứng trước hai loài hoa của mùa xuân là hoa gạođỏ tươi và hoa ban trắng tinh khiến làm tăng thêm cảm nhận về sự vận động của sắc màu cứxôn xao, rạo rực rồi bừng lên lộng lẫy, trang điểm cho dòng sông đẹp tuyệt diệu cuốn hútlòng người. c. So sánh những điểm giống và khác nhau trong hai đoạn trích (1,0 điểm): -Điểm giống: Nội dung: Hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp Sông Đà, đặc biệt là nước Sông Đà, qua đó, làmhiện lên cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân (ngôn từ phong phú; khả năng tổ chức câu vănxuôi giàu giá trị tạo hình; trí tưởng tượng mãnh liệt; tiếp cận đối tượng ở phương diện vănhóa thẩm mĩ…) Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hóa… -Điểm khác: Nội dung: cùng tả nước Sông Đà nhưng đoạn một tả âm thanh, đoạn hai tả màu nước nênđoạn một như một bản nhạc, đoạn hai như một bức họa; đoạn một tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ dữdội; đoạn hai tô đậm vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Nghệ thuật: Câu văn (đoạn một câu ngắn, nhịp nhanh; đoạn hai câu dài, nhịp chậm); ngônngữ (đoạn một thiên về góc cạnh, nhiều động từ; đoạn hai thiên về cái đẹp mềm mại, gợi hơntả); về giọng điệu (đoạn một giọng điệu mạnh mẽ, đoạn hai giọng điệu tha thiết nhẹ nhàng). 3.Kết luận (0,5 điểm): Qua hai đoạn văn trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, người đọc thấy được phong cách nghệthuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnhvực, năng lực thẩm mĩ sắc sảo và lối viết tài hoa phóng túng… Nhà văn đã bộc lộ tình yêuđất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam trong thời kì đổimới xây dựng đất nước. Ở đó thiên nhiên vừa như kẻ thù số một của con người vừa như mộtngười bạn phục vụ đắc lực xây dựng cuộc sống.