(4Đ)- DIỄN ĐẠT THÀNH VĂN MỘT CÁCH MẠCH LẠC, ĐÚNG CHÍNH TẢ, NGỮ PHÁP- P...

Câu 2: (4đ)- Diễn đạt thành văn một cách mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp- Phân tích được 1 bức tranh “Buồn trông” được (1đ); chỉ nêu mà không phân tích thì cho 1/2 số điểm* Tập trung phân tích các ý sau:- Ngắm “Cửa bể chiều hôm”: Đó là thời điểm mặt trời sắp tắt, để lại ánh sáng thoi thóp cuối cùng,gợi một sự trống vắng mênh mông. Hình ảnh “Thuyền ai” – “Thấp thoáng” gợi sự lẻ loi, đơn chiếc, diễn tả hình ảnh cánh buồm mờ mờ, tỏ tỏ, chợt ẩn, chợt hiện ở cuối biển xa. Thuyền đi về đâu hay cũng lưu lạc như Kiều- Nhìn “Ngọn nước mới sa”, “Hoa trôi man mác … về đâu”, Kiều bất giác nhớ tới thân phận của chính mình và càng lo lắng cho số phận. Cánh hoa kia trôi giữa dòng nước cũng như thân phận của Kiều đang bị cuốn giữa dòng đời không biết tương lai sẽ đi đâu, về đâu?- “Buồn trông nội cỏ rầu rầu …” lại một cảnh mênh mông hoang vắng. Một đồng cỏ phẳng lặng kéo dài mãi đến cuối tầm nhìn, không một bóng cây, không một dòng sông … chỉ có cỏ và cỏ. mà cỏ thì lại “Rầu rầu”, không chỉ gợi lên một sự buồn bã mà cho ta hình dung sự lưa thưa, mất dần sức sống- “Buồn trông gió cuốn … ghế ngồi” – Hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo. Phải chăng đó chính là nhữngtai họa của cuộc đời đang bủa vây, vùi dập lên thân phận lẻ loi của Thúy Kiều. Vì thế, Kiều cảm thấy sợ hãi vô biênNỗi buồn trong lòng Kiều mỗi lúc một tăng dần và được nhấn mạnh bằng điệp ngữ “Buồn trông”. Đoạn thơ còn thể hiện nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Qua đó, chúng ta càng hiểu và thông cảm với tâm trạng của Thúy Kiều cũng như tâm trạng của những người con gái tội nghiệp dưới xã hội phong kiến ( Tùy mức độ mà giáo viên cho điểm thật phù hợp)