BÀI 2, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổa) Về tự nhiên- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là tính nhiệt đới ẩm giómùa.- Vị trí địa lí đã góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạngphong phú.- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.- Vị trí địa lí cũng đặt chúng ta trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.b) Về dân cư và xã hội- Vị trí địa lí làm cho nước ta có một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc.- Vị trí địa lí cũng làm cho nước ta có nhiều nét tương đồng về mặt văn hoá với cácnước trong khu vực do cùng chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn.c) Về kinh tế- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm, nguồn nhiệtdồi dào, nước ta có thể hoạt động kinh tế suốt năm, có thể phát triển một nền nông nghiệpnhiệt đới thâm canh, đa canh.- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nước ta có thể phát triển một nền kinh tếvới cơ cấu ngành đa dạng.- Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông, nước ta trở thànhmột “quốc gia mặt tiền”, là cửa ngõ thông ra biển của nhiều nước trong khu vực.- Nằm ở vị trí ngã tư giao thông quốc tế, nước ta có thể liên lạc dễ dàng với các nước bằngnhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau, đó là tiền đề để phát triển kinh tế, thực hiện chínhsách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư của các nước.- Nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động của thế giới, nước ta dễ dàng tiếpthu vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của các nước, tăng cường giao lưu buôn bán.- Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng đặt nước ta trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởngcủa thiên tai phải có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu, và trong khu vực có sự cạnhtranh gay gắt.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM