DO KHÔNG CÓ TIỀN CHƠI ĐIỆN TỬ, NGÀY 03/7/2012, A VÀ B (ĐỀU 15TUỔI, HỌC...

Câu 4: Do không có tiền chơi điện tử, ngày 03/7/2012, A và B (đều 15

tuổi, học sinh lớp 10) rủ nhau đi cướp tài sản. Thấy chị X đi xe máy một

mình, phía trước có treo túi xách, A điều khiển xe máy áp sát chị X và B

ngồi sau giật túi xách, làm chị X bị ngã gây thương tích nặng. Sau khi giật

được túi xách, A và B điều khiển xe về quán cà phê gần trường học, kiểm

tra trong túi có 1 triệu đồng và một số giấy tờ của chị X. Vừa lúc đó có C

(16 tuổi, học cùng trường và là bạn thân của A và B) đi tới, A và B đã kể lại

chuyện cướp túi xách của chị X cho C nghe và rủ C cùng đi chơi điện tử

nhưng C từ chối.

Hỏi:

a. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện hành, hành vi của A, B và

C có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Mức hình phạt áp dụng đối

với hành vi đó?

b. Nếu phát hiện hành vi phạm tội nêu trên, bạn sẽ làm gì? Theo bạn,

làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội?

Trả lời:

Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

- Đối với A và B: Hành vi của A và B đã phạm Tội cướp tài sản ( Điều 133

BLHS). Đối với tội này, mức hình phạt được áp dụng là phạt tù từ ba năm đến

mười năm (khoản 1 điều 133).

Trong trường hợp này, A và B làm chị X bị ngã gây thương tích nặng, nếu

như chị X bị tổn hại sức khỏa với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì đây là tình

tiết tăng nặng. Tùy vào mức độ thương tật của chị X, A và B có thể bị các hình

phạt như sau:

+ Tỷ lệ thương tật từ 11 % đến 30 %: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

+ Tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60 %: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi

năm

+ Tỷ lệ thương tật từ 61 % trở lên: phạt tù từ mười tám năm, tù chung thân hoặc

tử hình.

Tuy nhiên, A và B mới 15 tuổi, vì vậy sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn

mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Nếu điều luật

được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt

cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì

mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà

điều luật quy định. (Điều 74 BLHS).

- Đối với C: Hành vi của C có thể chia làm hai trường hợp như sau:

+ Nếu C tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm quyền, C

không phạm tội.

+ Nếu C không tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm

quyền, C đã phạm Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS), hình phạt đối

với tội này là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba

tháng đến ba năm. C đã đủ 16 tuổi nên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với

hành vi này. Tuy nhiên, nếu C bị áp dụng hình phạt tù thì mức hình phạt cao

nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (do

C chưa đủ 18 tuổi).

Nam kim, ngày 02 Tháng 11 năm 2012

PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN

BÀI DỰ THI

TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

TRONG NHÀ TRƯỜNG

NĂM 2012

Giáo viên:

Đơn vị