VÌ SAO MỘT SỐ THỰC VẬT RỖNG THÂN

44- Vì sao một số thực vật rỗng thân?

Cùng một lượng vật liệu, nếu đúc thành chiếc cột chống to và

rỗng thì chịu lực khỏe hơn nhiều so với chiếc cột đặc nhưng

nhỏ. Các loài cây họ hòa thảo như ngô, lúa nước, lau sậy, tre,

nứa… đã áp dụng đúng bí quyết xây dựng này, trở thành

nhóm thực vật tiến hóa cao nhất.

Nếu cắt ngang thân cây, quan sát mặt cắt, có thể thấy cấu tạo

chung của thân cây như sau: Ngoài cùng là một lớp biểu bì,

đôi khi phủ lông hoặc gai nhọn. Mặt trong biểu bì là tầng vỏ,

Họ hòa thảo là tiến hóa nhất trong giới

chứa mô vách mỏng và mô chống đỡ vững chắc. Cả tầng vỏ

thực vật, nên hầu hết thân cây đều rỗng.

và biểu bì đều mỏng. Bên trong hai tầng này là trung trụ. Đây

là nơi quan trọng nhất trong thân cây, chứa các bó mạch, vận chuyển nước và thức ăn. Trong cùng của

phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn.

Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tuỷ cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn

đặc, nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống

đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có nó cây mới đứng

thẳng không đổ. Nếu thân cây được tăng cường mô chống đỡ và bó mạch gỗ, giảm bớt, thậm chí tiêu

biến đi bộ phận tủy cây mềm nhũn, cây sẽ có kết cấu hình ống, như vậy lực chống đỡ sẽ lớn, lại tiết

kiệm được nguyên liệu.