CÁC THẾ LỰC THÙ TRONG GIẶC NGOÀI CÓ MẶT Ở VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐỀU A

Câu 117 (VD): Các thế lực thù trong giặc ngoài có mặt ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

đều

A. hỗ trợ Pháp chiếm đóng Việt Nam. B. âm mưu thôn tính Việt Nam.

C. chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam. D. đối lập lợi ích với nhân dân Việt Nam.

Trang 24

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là

thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật.

Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và

tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcova (Liên

Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng

sản đoàn (2 – 1925).

Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và

lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy

mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê

Hồng Sơn.

Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21- 6- 1925.

Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp

huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc

cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng

lớp nhân dân Việt Nam.

Tại Quảng Châu, ngày 9 - 7- 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên,

Inđônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các

dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên di vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên

truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì

thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh

của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.

Các cuộc bãi công đó không chi bó hẹp trong phạnm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà

đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh

cũng diễn ra ở một số nơi.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 83 - 85).