BÀI 16SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIVNHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1.Tình hình kinh tế

Nửa sau thế kỷ XIV xã hội Đại Việt đã lâm vào một cuộc khủng hoàng

trầm trọng. Các điền trang ngày một phát triển, nhưng sản xuất lại trở nên

trì trệ, đời sống các nông nô, nô tì trong đó bị bần cùng hoá. Mất mùa, đói

kém liên tiếp xảy ra.

Để bảo đảm nguồn thu hoạch của Nhà nước, các nông dân làng xã đã

phải chịu những nghĩa vụ tô thuế và lao dịch. Tô chủ yếu đánh vào ruộng

công tính bằng thóc, theo diện tích 'ruộng đất, hàm ý cày ruộng của nhà

vua. Thuế chủ yếu đánh vào ruộng tư, tính bằng tiền theo đầu người,

hàm ý đó là nghĩa vụ của người có ruộng. Năm 1378, Nhà nước bắt đầu

đánh thuế thân, đồng loạt thu mỗi hộ đinh nam 3 quan tiền.

Những người cày ruộng công trong làng xã hằng năm phải nộp thóc tô,

với ý nghĩa cày ruộng của nhà vua. Hằng năm, tô ruộng mỗi mẫu phải

nộp 100 thăng thóc, mức tô mà các sách sử sau này đánh giá là "quá

nặng" (Việt sử thông giám cương mục).

Nô tì bị bán giá 1 quan tiền, tương đương 1 thăng (2 lít gạo), hoặc bị gán

nợ , mua bán và bóc lột sức lao động rất nặng nề