(1) ĐƯA NHỮNG CUỐN SÁCH VỀ VỚI QUÊ HƯƠNG MÌNH, VỚI MÁI TRƯỜNG CŨ THÂNTHƯƠNG CỦA MÌNH, ĐỂ CÁC EM NHỎ SẼ KHÔNG CÒN "KHÁT" SÁCH ĐỌC

1. Văn bản 1:(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thânthương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việcthiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn ViệtNam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyềnđọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trongquá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi đượckhởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuầntháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quannhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việtcủa anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sáchtrong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trêntoàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn củaanh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nângcao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâmnguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọingười dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thônViệt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủsách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)