TỪ QUÁ TRÌNH GHÉP NỐI THAY ĐỔI CÓ THỂ KẾT LUẬN RẰNG

108. Từ quá trình ghép nối thay đổi có thể kết luận rằng: Số loại protein trong cơ thể nhân thật:

A. nhiều hơn số loại gen mã hóa tương ứng. B. ít hơn số loại gen mã hóa tương ứng.

C. bằng số loại gen mã hóa tương ứng. D. bằng số loại tiền mARN tương ứng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra

dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các

tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”,

giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.

Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác,

47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước

ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và

thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm

việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác.

Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và

thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi

tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó

với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm

việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra

đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn

định thu nhập và nghèo (Stark 1991).

(Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016, Nguồn: Nhóm ngân hàng thế giới)