KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ THUỶ ĐIỆN

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: a. Khai thác chế biến khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước: - Kim loại đen, kim loại màu: Sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), đồng, vàng (Lào Cai), => Luyện kim, chế tạo máy. - Than: Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên => Khai thác, sàng tuyển => Nhiệt điện, xuất khẩu. - Khoáng sản phi kim loại: Apatít (Lào Cai) => công nghiệp hóa chất hoá chất. - Vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, cát,...=> CN sản xuất VLXD. - Khó khăn: Đa số các mỏ quặng nằm ở những nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển và nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao. b. Thuỷ điện: - Tiềm năng thuỷ điện lớn đặc biệt hệ thống sông Hồng: 11 triệu KW, riêng sông Đà gần 6 triệu KW. - Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình (sông Đà) 1,92 triệu KW, Thác Bà (sông Chảy) 110 nghìn KW, Tuyên Quang (sông Gâm) 300 nghìn KW. Hàng trăm trạm thủy điện quy mô vừa và nhỏ khác đã xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của địa phương - Đang xây dựng: Sơn La (sông Đà) 2,4 triệu KW. - Hạn chế: Vốn đầu tư, lao động, công nghệ hạn chế. Vấn đề môi trường sinh thái