(5,0 ĐIỂM) TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT (KIM LÂN) KẾT THÚC BẰNG HÌNH ẢNH...

Câu 2. (5,0 điểm)

Truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) kết thúc bằng hình ảnh đoàn người đói và lá

cờ đỏ bay phấp phới hiện ra trong óc anh Tràng. Truyện ngắn Chiếc thuyền

ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) kết thúc bằng bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa

được nghệ sĩ Phùng chụp trong chuyến công tác về miền biển mà lần nào ngắm

nó, Phùng cũng thấy người đàn bà hàng chài như bước ra từ đó, đặt từng bước

chân chắc chắn trên mặt đất rồi hòa lẫn vào đám đông.

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về phần kết thúc hai tác phẩm trên.

---

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 trường THPT Lê Qúy Đôn -

Hà Nội

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

(!) “… Hai hôm nay, một số group FB có cực đông thành viên lan truyền câu chuyện

của 2 bạn trẻ bị thủng săm trên cầu Nhật Tân. Một người đi đường dừng lại cho 2 anh

bạn trẻ kia số điện thoại của người vá săm miễn phí. “Anh vá săm miễn phí” hì hục

tháo lốp nhưng cái săm nát quá rồi nên bảo ” 2 nạn nhân” đưa 50k để đi mua săm mới

về thay. Xong xuôi tất cả, “2 nạn nhân hỏng xe” trả tiền công nhưng “anh vá săm”

không lấy.

(2) Mấy hôm nay Hà Nội lại rét đậm. Không có việc bắt buộc thì người Hà Nội chả

mấy ai muốn ra đường buổi tối. Nhưng có một nhóm các bạn trẻ, lại hò nhau đêm

đêm toả ra các con đường của Thủ đô. Họ mang theo chăn ấm, áo mưa đi phát cho

những người cơ nhỡ, vô gia cư đang co quắp tránh rét trên những hẻm phố, trong

những trạm ATM. (…).

(3) Hà Nội vẫn vậy. Khiêm nhường và lặng lẽ, hơi “rụt rè” khác hẳn với sự sôi động,

hào nhoáng và dễ gần của Sài Gòn. Bấy lâu nay, người ta thường hay ca ngợi “Sài

Gòn dễ thương” và ngầm chê trách “Hà Nội kiêu căng và vô cảm”. Nhưng thực tế, chỉ

cần ai đó chầm chậm lại một chút, nhìn sâu hơn một chút, Hà Nội cũng dễ thương

không kém. Ở đó, từ nhiều năm nay có những người trẻ hàng tuần lại tụ tập nhau về 1

nơi, nấu nồi cháo to bự chảng rồi hì hục chở đến Bệnh viện Huyết học và Truyền máu

để phát miễn phí. Ở đó, có những bạn học sinh tổ chức cả một phong trào kêu gọi

cộng đồng chú ý hơn tới những người bị căn bệnh tan máu bẩm sinh….

Có ai thấy mình nợ Hà Nội một lời cảm ơn không?

Có lẽ, lâu nay chúng ta chỉ bận chê nhau, bận bức xúc với nhau, bận “bóc phốt” mà

quên mất một điều rằng, chúng ra cần lắm những lời cảm ơn nhau.

Bận cảm ơn thì sẽ chẳng phải nói xin lỗi, như thế chẳng tốt hơn sao?”

(Trích ““Cảm ơn, Hà Nội” - Lương Tân Hương, Báo tiền phong 11.01.2018)

1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích?

2. Chỉ rõ 02 phép liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn (2) của văn bản

3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã nêu lên những hành động của người Hà Nội rất

đáng để chúng ta nói lời cảm ơn. Đó là những hành động nào? Theo anh/chị, điểm

chung của những hành động này là gì?

4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Bận cảm ơn thì sẽ chẳng phải nói xin lỗi, như thế

chẳng tốt hơn sao”? Vì sao? (1,0 điểm).

II. Làm Văn

1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc “cần lắm những lời cảm ơn nhau”.

2. Anh/chị hãy cảm nhận về hai phát hiện trên bãi biển của nghệ sĩ Phùng trong truyện

ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (nguyễn Minh Châu), từ đó bình luận ngắn gọn những

quan niệm của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời nghệ thuật.

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 Sở GD&ĐT Bến Tre

I. Đọc - Hiểu

Đọc đoạn thơ sau, thực hiện các yêu cầu:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ

2. Xác định và cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ bằng một câu khái quát.

1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về ý

kiến: “Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng

của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự” (Don

Miguel Ruiz).

2. Trong vở kịch Hồn trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật hồn

Trương Ba nói với Đế Thích: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”

Từ việc phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý

nghĩa của câu nói trên.