A, NHIỆT ĐỘ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Câu 5: Hãy giải thích:

a, Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sinh trưởng của vi sinh vật ? Vì sao nên đun sôi lại

thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?

--

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa, thông qua hoạt tính của các enzim trong tế bào. Do đó

làm cho VSV sinh trưởng nhanh hay chậm. Nhiệt độ cao làm biến tính prôtêin và axit nuclêic, nhiệt độ thấp kìm

hãm sự sinh trưởng của VSV.

-

Các thức ăn còn dư thường nhiễm các VSV, do đó trước khi lưu giữ trong tủ lạnh nên đun sôi lại.

b, Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Vì sao? Tại sao có thể giữ được thức ăn tương đối lâu

trong tủ lạnh?

- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa thì vi

sinh vật trôi đi.

- Có thể giữ được thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì ở ngăn giữ thức ăn trong tủ lạnh thường có nhiệt độ

4

0

C – 1

0

C , ở nhiệt độ này các vi sinh vật kí sinh gây bệnh bị ức chế.

c, Hãy kể 4 chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình? Vì sao, trong sữa

chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

- 4 chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: thuốc tím, kháng sinh, cồn, nước

giaven,...

- Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì vi khuẩn lactic tạo môi trường axit, pH thấp ức

chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh( VK gây bệnh thường sống trong điều kiện pH trung tính).

d, Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

Khi ăn kẹo, nếu làm vệ sinh không sạch thì sau một thời gian (đặc biệt khi ngủ), các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường, các chất hữu cơ tạo ra các chất có tính axít cao → làm răng của trẻ chóng hư.

e, Vì sao, đối với thực phẩm để bảo quản, chúng ta thường: phơi khô rau, củ; ướp muối thịt cá?

- Đối với rau, củ thường phơi khô để giảm hàm lượng nước (giảm độ ẩm) để ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn ( vì vi khuẩn cần nước để sinh trưởng). - Đối với thịt, cá: ướp muối để tăng nồng độ muối tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước trong tế bào vi sinh vật sẽ bị rút hết ra ngoài, làm VSV chết hoặc ức chế sinh trưởng và sinh sản.

Bài tập 1: Một loài có bộ NST 2n = 24 .Có 3 tế bào sinh dưỡng cùng tham gia nguyên phân liên tiếp 4 lần.

a, Tính số TB con được tạo thành?

b, Tính tổng số NST có trong tất cả các tế bào?

c, Tính số NST do môi trường cung cấp?

Hướng dẫn giải:

a, số tế bào con tạo thành: 3. 2

4

= 48 TB b, số NST có trong tất cả các TB con: 48. 24 = 1152 NST c, số NST do môi trường cung cấp: 1152 – 3.24 =1080 NST

Bài tập 2: Một nhóm có 4 tế bào sinh dục đực sơ khai ở gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp một số đợt thấy

môi trường nội bào cung cấp 9672 NST đơn . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường.

Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, cuả trứng là 50%.

a, Tính số đợt nguyên phân của các tế bào đã cho?

b, Tính số gà con sinh ra? (biết tỉ lệ nở là 100%)

c, Xác định số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh ở trên ?

a, Gọi k là số lần nguyên phân của các tế bào đã cho, (k  Z

+

) Ta có: 4 x 2n x (2

k

– 1) = 9672  k = 5 b, Số tế bào sinh tinh tạo ra : 4 x 2

k

= 28 Số tinh trùng tạo ra sau giảm phân : 128 x 4 = 512 Số hợp tử tạo ra: 512 x 3,125% = 16 c, Số tế bào trứng tạo ra sau giảm phân : 16 x 100/ 50 = 32 Số tế bào sinh trứng cần thiết : 32 /1 = 32 Trang 13 Trang 14