BÀI 37 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊNI.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1/ Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có thuận lợi, khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây

Nguyên.

a/ Thuận lợi

*Tự nhiên:

-Là vùng duy nhất không giáp biển, nằm sát Duyên hải NTB, lại giáp Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia nên

vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng & xây dựng kinh tế.

-Là nơi có nhiều đất đỏ badan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố thành những mặt

bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

-Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Lên cao 400-500m khí

hậu khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẽ có thể trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới & cận nhiệt.

-Thuỷ năng khá lớn trên sông Đồng Nai, Xê Xan, Xrêpôk…

-Vùng có nhiều đồng cỏ có thế chăn nuôi gia súc lớn.

-Diện tích rừng & trữ lượng gỗ đứng đầu cả nước, chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ

có thế khai thác được trong cả nước. Rừng có nhiều loại gỗ, chim, thú quý.

-Có nhiều tiềm năng về du lịch.

-Khoáng sản giàu bô xít, trữ lượng hàng tỷ tấn.

*KT-XH:

-Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, có truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất độc đáo

-Được Đảng & Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển…

-Cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được đầu tư tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.

b/ Khó khăn:

-Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp nên việc làm thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém.

-Nghèo khoáng sản.

-Thiếu lao động lành nghề.

-Mức sống người dân thấp, giáo dục, y tế chậm phát triển.

-CSHT kém phát triển nhất là GTVT, các TTCN quy mô nhỏ.