2. Đọc đoạn thơ sau:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao,
NXB Giáo dục Việt Nam 2014, tập một, trang 72)
Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định đề tài, thể thơ của đoạn thơ trên. Dựa vào đâu để biết được những điều đó? (0,25 điểm)
b) Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Từ láy nào trong số đó đã góp
phần tạo nên một hình ảnh thơ lạ? (0,5 điểm)
c) Nêu ý nghĩa của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
d) Từ gợi ý của đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề Tình yêu quê
hương.
(0,5 điểm)Câu II (3,0 điểm)
Mùa hè năm nay, chúng ta đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài và nhiều
hiện tượng thời tiết bất thường. Trái đất đang nóng dần lên. Biết bao hiểm họa khôn lường đối với
nhân loại đang chờ phía trước. “Hãy cứu lấy trái đất của chúng ta” - lời kêu gọi khẩn thiết ấy đã
vang lên. Nhiều người nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề và trách nhiệm của bản thân. Nhưng
ngược lại, không ít người lại thấy đó là chuyện quá to tát, xa xôi, không thuộc về trách nhiệm của cá
nhân mình.
Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về hai thái độ trái ngược trên (bằng một bài văn khoảng 600 từ).
Câu III (4,0 điểm)
Hài lòng vì mấy đứa cháu sắp xếp mọi việc chu tất trước khi nhập ngũ, nhân vật chú Năm
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) đã nói:
“– Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề
nước non. Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”.
Anh (chị) có đồng tình với câu nói của chú Năm không? Hãy phát biểu cảm nhận của mình về
hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm.
Bạn đang xem 2. - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An