CÂU 3.A. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA...

2. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

- Khái niệm giá trị nhân đạo: Người đọc đến với văn học không chỉ để trau dồi kiến thức, thưởng thức thẩm mĩ mà còn vì

nhu cầu hướng thiện. Giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện ở việc khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, đồng

cảm với những khát vọng nhân bản, phê phán sự nô dịch con người về tinh thần lẫn vật chất,…

- Giá trị nhân bản được thể hiện cụ thể trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

+ Tấm lòng xót thương của tác giả khi miêu tả số phận của Mị và A Phủ: phân tích những nỗi đau khổ của Mị và A Phủ,

từ những con người đẹp đẽ, yêu tự do, có khát vọng sống đã bị vùi dập như thế nào, trở thành những số phận bi đát ra

sao.

+ Đồng tình, cổ vũ khát vọng sống của con người: phân tích tiềm năng sống của nhân vật Mị được khơi dậy trong đêm

tình mùa xuân và trong đêm đông cắt dây cởi trói cho A Phủ.

+ Lên án thế lực cường quyền, thần quyền tàn bạo chôn vùi số phận con người

+ Đề xuất giải pháp tối ưu nhất cho con người thoát khỏi đau khổ: khẳng định con đường “đấu tranh là hạnh phúc”.

- Suy nghĩ sâu hơn từ tác phẩm (phần mở rộng): Khẳng định tấm lòng ưu ái, đầy xúc động và cảm thông của nhà

nhân đạo chủ nghĩa Tô Hoài đối với người dân miền núi – một trong những đề tài mới mẻ của văn học Việt Nam sau

Cách mạng Tháng Tám, cho thấy niềm tin yêu của tác giả vào tiềm năng sống của con người, vào con đường giải

phóng của cách mạng.