ĐỢT HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN NÀY CÓ KHẢ NĂNG GÂY NHIỀU THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG CHO SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN

11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sản

xuất và sinh hoạt của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 2 về rủi ro

thiên tai do xâm nhập mặn. Trong đó, 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn này là Long

An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau.

Hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do tác

động tổng hợp của nhiều yếu tố:

Dòng chảy thượng nguồn giảm: biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi thất thường, năm nay mưa

khu vực đầu nguồn dứt sớm nên lưu lượng nước trên lưu vực sông Mê Công thấp, do vậy lượng nước đổ

về Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn

cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).

Chế độ thủy triều ở Đồng bằng sông Cửu Long: địa hình thấp với vị trí ba mặt giáp biển, Đồng bằng

sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều từ cả biển Đông và biển Tây. Trong mùa cạn, khi lưu

Trang 22

lượng nước ở thượng lưu đổ về giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch

nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng.

Mưa và bốc hơi nội đồng: ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa cạn trùng với mùa khô, kéo dài từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Lượng mưa mùa khô chỉ

chiếm khoảng 5 - 10 % gây nên hạn hán nghiệm trọng. Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô cao hơn

so với các tháng mùa mưa làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi để mặn xâm nhập vào

trong nội đồng.

Khai thác, sử dụng nước: hoạt động khai thác, sử dụng nước cho các nhu cầu nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy... sẽ làm giảm lượng nước ngọt trên các nhánh

sông trong khi nguồn nước ngầm rất hạn chế, do đó tạo điều kiện cho mặn xâm nhập sâu hơn.

(Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ - Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia:“Xâm nhập mặn tại

đồng bằng sông Cửu Long: nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó”;

http://baotainguyenmoitruong.vn )