GEN B DÀI 5.100A0 TRONG ĐÓ NU LOẠI A BẰNG 2/3 NU LOẠI KHÁC. HAI ĐỘT B...

Câu 4: Gen B dài 5.100A

0

trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin làA. 4.214 B. 4.207 C. 4.207 hoặc 4.186 D. 4.1164.ĐỘT BIẾN NSTA. LÝ THUYẾT 1. Cấu trúc STa) Ở sinh vật nhân sơ : NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với prôtêin histôn.b) Ở sinh vật nhân thực : - Cấu trúc hiển vi : + NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V...đường kính 0,2 – 2 µm, dài 0,2 – 50 µm. + Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc).- Cấu trúc siêu hiển vi : + NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn). + (ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 14 vũng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) → Sợi nhiễm sắc (25–30 nm) → Ống siêu xoắn (300 146 cặp nuclêôtit, quấn 3nm) → Crômatit (700 nm) → NST.2. Các dạng đột biến NST a) Đột biến cấu trúc:  Mất đoạn.  Lặp đoạn.  Đảo đoạn.  Chuyển đoạnb) Đột biến số lượng NST.  Đột biến lệch bội: 1 hoặc một số cặp không phải 2 NST(2n-1; 2n-2 ; 2n+1 ; 2n+2...)  Đột biến đa bội: Tăng SL NST ở cá cặp như nhau và lớn hơn 2 (3n,4n,5n...) - Tự đa bội (ĐB cùng nguồn) gồm đa bội chẵn và đa bội lẻ. - Dị đa bội (ĐB khác nguồn): Kết quả của lai xa và đa bội hóa3. Nguyên nhân Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.4. Cơ chế chunga) Đột biến cấu trúc NST : Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo...hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng cỏc gen, làm thay đổi hình dạng NST.b) Đột biến số lượng NST :  Thể lệch bội :- Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2 NST ở mỗi cặp).- Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.  Thể đa bội : - Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST). - Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.5. Hậu quả  Đột biến cấu trúc : Thường thay đổi số lượng, vị trí các gen trên NST, có thể gây mất cân bằng gen → thường gây hại cho cơ thể mang đột biến.  Đột biến lệch bội : Làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST → làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.  Đột biến đa bội : + Do số lượng NST trong tế bào tăng lên → lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ... + Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường6. Vai trò :  Đột biến cấu trúc : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá; loại bỏ gen xấu, chuyển gen, đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác; lập bản đồ di truyền....  Đột biến lệch bội : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho qúa trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. + Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. + Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa và góp phần hình thành loài mới.B. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý■ NST ở SV nhân thực liên kết với pr Histon■ Mỗi nucleôxôm gồm 8 pt Histon được quấn quanh bởi 146 cặp nu, giữa 2 nuclêôxôm là 1 pt Histon → Tổng số Histon = (9 x số nuclêôxôm -1).■ Ở tế bào sinh dưỡng: bộ NST lưỡng bội (2n) ■ Ở tế bào sinh dục(giao tử): bộ NST đơn bội(n)■ NST thường: trong tế bào sinh dưỡng luôn tồn tại từng cặp tương đồng (1 từ bố, 1 từ mẹ)■ NST giới tính: chỉ duy nhất 1 cặp (có thể tương đồng hoặc không tùy giới tính của loài)■ Có 2 kiểu NST giới tính: ● XX,XY(phổ biến hơn): người, ĐXCV, ruồi giấm (♂: XY;♀:XX)- Chim, bò sát,ếch nhái (♂: XX;♀:XY) ● XX,XO (ít gặp) ● Giữa X và Y có đoạn tương đồng và có đoạn không tương đồng.■ Số loại gt do chuyển đoạn không tương hổ giữa 2 NST: 3 loại gt bị đb chuyển đoạn, 1 loại gt bình thường■ Số lượng và tỉ lệ các loại giao tử được tạo nên là do PLĐL và tổ hợp tự do các NST trong GP: ● Qua GP thì số lượng NST trong giao tử = 1/2 trong tế bào sinh dưỡng( 2n→n ; 4n→2n) ● Tỉ lệ mỗi loại giao tử là kết quả của tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở mỗi cặp.C. BÀI TẬP