CHO TAM GIÁC ABC, ĐIỂM D NẰM TRÊN CẠNH AC, ĐIỂM E NẰM TRÊN CẠNH BC SAO...

Bài 6 : Cho tam giác ABC, điểm D nằm trên cạnh AC, điểm E nằm trên cạnh BC sao cho : AD = DC, BE = 3/2 EC. Các

đoạn thẳng AE và BD cắt nhau ở K.

a) BK gấp mấy lần KD?

b) Biết diện tích tam giác ABC bằng 80 m

2

. Tính diện tích hình DKEC?

II - HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU TIẾT DẠY :

-

HS nắm đƣợc một số tính chất của hình thang

- Giải đƣợc các bài toán về diện tích hình thang

- Rèn kỹ năng giải toán, quan sát, tính toán cho học sinh .

II. CHUẨN BỊ

- Câu hỏi và bài tập thuộc dạng vừa học.

-

Các kiến thức có liên quan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định tổ chức lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ.

Gọi học sinh làm bài tập về nhà giờ trƣớc, GV sửa chữa.

3/ Giảng bài mới.

3.1 Kiến thức cần nhớ.

- Một tứ giác có hai cạnh đáy lớn, đáy bé song song với nhau gọi là hình thang (Hình vuông, hình chữ nhật cũng coi là

dạng hình thang đặc biệt)

- Đoạn thẳng giữa hai đáy của hình thang và vuông góc với hai đáy là đƣờng cao của hình thang. Mọi chiều cao của hình

thang đều bằng nhau.

+ Các loại hình thang

- Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với hai đáy của hình thang. Hình thang vuông có hai góc vuông.

- Hình thang cân có 2 cạnh bên bằng nhau.

- Các hình thang không có điều đặc biệt trên gọi là hình thang thƣờng

CÔNG THỨC

S = (a + b) x h : 2

h = S x 2 : (a + b)

3.2 Bài tập vận dụng