4% TOÀN BỘ THUỶ QUYỂN. PHẦN CÒN LẠI LÀ BĂNG TRÊN NÚI CAO VÀ HAI CỰC...

97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷquyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từcác đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km

2

bề mặt trái đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.Ðại dương chiếm phần quan trọng của trái đất, gồm có Thái BÌNH DƯƠNG, ?ẠI TÂY DƯƠNG,Ấ

n Ðộ Dương và Bắc Băng Dương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra

các vùng biển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Ðông,

biển Nam Trung Hoa v.v... Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại

dương như biển Caxpi, biển Aran được gọi là biển hồ. Một số phần đại dương

hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnh

Bắc Bộ.

Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lítcho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km

3

, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km

3

), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km

3

/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km

3

, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước gồm những gì?Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (ẤN ?Ộ) CÓ THỂ ÐẠT 5000MM/NĂM. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thường xuyên. Nhiều nước Trung Ðông phải xây dựng nhà máy để cất nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên trái đất.

Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước.

Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô

nhiễm nước

mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO

3

, P, thuốc trừ sâu

và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh

v.v. Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng

trên thế giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường thế

giới. Trong khoảng từ năm 1980 - 1990, thế giới đã chi cho chương trình

cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ USD, đảm bảo cung cấp cho 79%

dân cư đô thị, 41% dân cư nông thôn.

Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng

(As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN

-

, F

-

, NO

3

, Cl

-

,

SO

4

), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật

gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).

 Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt

liều lượng nhất định sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung

thư như Cr, Cd, Pb, Ni.

 Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN

-

). Ngộ độc sắn là

do sắn chứa nhiều ion gốc xyanua. Ion (F

-

) khi có nồng độ cao gây độc,

nhưng ở nồng độ thấp làm hỏng men răng. Nitrat (NO

-

3

) có thể chuyển

thành (NO

-

2

) kích động bệnh methoglobin và hình thành hợp chất

nitrozamen có khả năng tạo thành bệnh ung thư. Các ion (Cl

-

) và (SO

2-

4

)

không độc nhưng nồng độ cao gây bệnh ung thư. Các nhóm hợp chất

phenon hoặc ancaloit độc với người và gia súc.

 Các thuốc trừ sâu có khả năng tích luỹ chuỗi thức ăn gây độc. Một số

loại clo hữu cơ như 2,4D gây ung thư.

Tài nguyên nước của Việt Nam có phong phú không?Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km

3

/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324km

3

/năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000-5.000mm/năm,tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc 3.000-4.000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào khoảng