CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8.1 8.2 ĐÁP ÁN A B D C C D D B A

3. - Xác định phép tu từ ẩn dụ : Mặt trời của mẹ

Ở đây, em bé được so sánh ngầm với hình ảnh mặt trời.

- Tác dụng :

Trong hai câu thơ này có hai hình ảnh mặt trời. “Mặt trời của bắp” là mặt trời

thực. “Mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ. Nếu như “mặt trời” thực cung cấp năng

lượng cần thiết cho “bắp” nói riêng, cho muôn vàn cây trái nói chung, cho sự sống

trên trái đất thì “mặt trời” – em bé – đứa con bé nhỏ của mẹ chính là niềm tin, niềm hi

vọng, là động lực, sức mạnh để mẹ vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Có thể nói, với

biện pháp tu từ ẩn dụ, người đọc hiểu hơn về tình yêu thương vô bờ của người mẹ

Tà-ôi dành cho đứa con bé bỏng của mình. 4. Cần xác định, yêu cầu của đề là Luyện nói về

văn miêu tả. Vì vậy, ngoài việc phải

huy động các kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý,… nên chú ý hơn đến kỹ năng trình

bày, khả năng diễn đạt trước tập thể.

Mở bài : Giới thiệu người được tả : một thầy giáo (cô giáo) đã để lại ấn tượng

sâu sắc nhất.

Thân bài : Miêu tả chi tiết

- Hình dáng

- Cử chỉ

- Hành động

- Lời nói

……….

Lưu ý : Quá trình miêu tả nên gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về

những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí (ví dụ : một lần mắc lỗi

nhưng thầy (cô) đã không trách mắng, quở phạt ; một lần do hiểu lầm nên đã làm tổn

thương thầy (cô),… Tất cả đã để lại cho bản thân niềm ân hận sâu sắc và sự kính

phục vô bờ của mình đối với thầy (cô).

Kết bài

Suy nghĩ về hình ảnh người thầy giáo (cô giáo). Có thể nhắc lại lời hứa ngày

nào của mình : đã thực hiện lời hứa ấy đến đâu ? Và tiếp tục như thế nào ?