CƠ CẤU DÂN SỐ GIÀ, DÂN SỐ TRẺ CÓ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GÌ

2.Cơ cấu dân số già, dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì?

* Cơ cấu dân số già:

- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

- Khó khăn:

+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y

tế.

+ Nguy cơ suy giảm dân số.

* Cơ cấu dân số trẻ:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT;

thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các

ngành hiện đại cần nhiều chất xám.

+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.

+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

+ Ngoài ra dân số trẻ còn là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.

II.Trình bày cơ cấu dân số theo lao động:

a) Nguồn lao động

- Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc tạm thời và

những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có làm.

- Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và

những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

Cách phân chia các hoạt động kinh tế làm 3 khu vực:

+ Khu vực I: nông – lâm – ngư nghiệp

+ Khu vực II: công nghiệp và xây dựng

+ Khu vực III: dịch vụ

Vấn đề 8: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.

I.Khái niệm, đặc điểm của đô thị hóa:

-Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về

số lượng và quy mô của các điểm dân đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các

thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

-Đặc diểm:

+ Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

+ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

II.Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH và môi trường:

- Tích cực:

+Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

+Thay đổi sự phân bố dân cư, lao động

+Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.

- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát)

+ Nông thôn: thiếu lao động

+ Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm  nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều

tiêu cực khác.

B.PHẦN KĨ NĂNG