MỖI KHI CÓ RƯỢU VÀO LÀ ANH A CHỬI VỢ. ANH CHỬI MÀ VỢ IM LẶNG THÌ CHO...

Câu 3 : Mỗi khi có rượu vào là anh A chửi vợ. Anh chửi mà vợ im lặng thì cho là vợxem thường nên lao vào đánh vợ túi bụi, còn vợ mà nói thì anh cho là hỗn nên phải “dạy”cho biết thế nào là “vợ hiền”. Nhiều khi không chịu nổi đòn đau, chị H vợ anh A chạy trốnvề nhà mẹ đẻ nhưng vẫn bị chồng hành hung. Mỗi lần như thế, anh A lại chửi cả bố, mẹ vợdã man hơn. Mọi người rất thông cảm nhưng không biết làm thế nào để bảo vệ chị H.Trong trường hợp này, để bảo vệ mình, chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhândân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc không ? Giải thích ?Trả lời :Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụngbiện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diệnhợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩmquyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đedoạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhautrong thời gian cấm tiếp xúc.2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấpxã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết địnhthì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hànhvi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cưtrú của nạn nhân bạo lực gia đình.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết địnhđó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp nàykhông còn cần thiết.4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệtkhác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc vớinhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồngdân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạmgiữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xửlý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điềunày.Như vậy chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện phápcấm tiếp xúc để bảo vệ mình theo quy định của pháp luật.III. Câu hỏi hiến kế :Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng,gia tăng nhanh chống về đối tượng vi phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng, miềntrong cả nước, trong đó có tỉnh BR – VT.Trước thực trạng đó, là một thành viên trong gia đình, theo anh (chị) cần làm gì đểphòng ngừa bạo lực gia đình ? (nội dung đề xuất tối thiểu 500 từ).