3 L ỐNG PHUN ỐNG PHUN

2/3

L

ống phun

Phụ lục D

(quy định)

Yêu cầu áp dụng cho các xe loại L1 và L3 được trang bịbộ phận chống hãm cứngD.1 Yêu cầu chung

D.1.1 Qui định này nhằm xác định hiệu quả nhỏ nhất đối với hệ thống phanh có bộ phận chống hãm

cứng lắp trên xe loại L1 và L3. Điều này không bắt buộc các xe phải trang bị bộ phận chống hãm cứng.

Nhưng nếu được lắp đặt trên xe, bộ phận chống hãm cứng phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây.

D.1.2 Hiện nay, bộ phận chống hãm cứng được biết bao gồm một hoặc nhiều cảm biến, một hoặc

nhiều bộ điều khiển và một hoặc nhiều bộ điều biến. Trong phạm vi của phụ lục này, các bộ phận bất

kỳ có thiết kế khác sẽ được coi là bộ phận chống hãm cứng nếu chúng tạo ra hiệu quả ít nhất bằng hiệu

quả quy định trong phụ lục này.

D.2 Các định nghĩa

D.2.1

Bộ phận chống hãm cứng (anti-lock device) là một thành phần của hệ thống phanh chính, tự

động điều khiển độ trượt theo chiều quay bánh xe, trên một hoặc nhiều bánh xe của xe trong khi phanh.

D.2.2

Cảm biến (sensor) là thành phần được thiết kế để nhận biết và truyền đến bộ điều khiển trạng

thái quay của (các) bánh xe hoặc trạng thái động lực của xe.

D.2.3

Bộ điều khiển (controller) là thành phần được thiết kế để đánh giá các dữ liệu do (các) cảm

biến truyền về và truyền tín hiệu đến bộ điều biến.

D.2.3

Bộ điều biến (modulator) là thành phần được thiết kế để thay đổi lực phanh theo tín hiệu nhận

được từ bộ điều khiển.

D.3 Bản chất và đặc tính của bộ phận chống hãm cứng

D.3.1 Mỗi bánh xe do bộ phận chống hãm cứng điều khiển phải sao cho ít nhất có thể vận hành được

bộ phận chống hãm cứng của nó.

D.3.2 Bất cứ gián đoạn nào trong việc cung cấp điện cho bộ phận chống hãm cứng và/hoặc đứt dây

nối ngoài tới (các) bộ điều khiển điện tử phải được báo hiệu tới người lái bằng tín hiệu cảnh báo quang

học có thể dễ dàng nhìn thấy được ngay cả dưới ánh sáng ban ngày; người lái phải dễ dàng kiểm tra

được sự làm việc đúng của bộ phận

(1)

.

D.3.3 Trong trường hợp hư hỏng bộ phận chống hãm cứng, hiệu quả phanh của xe đầy tải không được

thấp hơn hiệu quả nhỏ hơn qui định cho xe trong hai yêu cầu được xác định trong C.2.1.2.1 hoặc

C.2.1.2.2 ở phụ lục C của tiêu chuẩn này.

D.3.4 Sự làm việc của bộ phận chống hãm cứng phải không bị ảnh hưởng ngược bởi các trường điện

từ

(2)

.

D.3.5 Các bộ phận chống hãm cứng phải duy trì hiệu quả của chúng khi cơ cấu phanh tác dụng hoàn

toàn trong quãng thời gian nghỉ bất kỳ.

D.4 Độ bám hiệu dụng

D.4.1 Khái quát

D.4.1.1 Đối với xe loại L3, hệ thống phanh được trang bị bộ phận chống hãm cứng sẽ được coi là chấp

nhận được khi thỏa mãn điều kiện

ε

0,70, ở đây

ε

tượng trưng cho độ bám hiệu dụng được định nghĩa

trong phụ lục D-D1

(3)

.

D.4.1.2 Hệ số bám hiệu dụng ε phải được đo trên bề mặt đường có hệ số bám không nhỏ hơn 0,45 và

không quá 0,8.