BẾN QUÊ(NGUYỄN MINH CHÂU)I.GIỚI THIỆU CHUNG.

Câu 6: Giải thích nhan đề truyện « Bến quê ». - Đặt tên cho truyện ngắn « bến quê », điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ởchỗ « : Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa… ; bến quê còn là nơi bếnđậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sónggió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê vớihọ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quêhương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ : cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩhướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh ? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy :cả một đám khách đợi đò, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong số ấy có « mộtvài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy » đằng kia. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉlà một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũimà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựachọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật baotrùm của « Bến quê » tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện. Đề : Bình luận truyện ngắn « Bến quê » của Nguyễn Minh ChâuA. Mở bài : - Nhà văn Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của nền văn học VN hiện đại. Ông là người luôn trăn trở,tìm tòi và đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật trong cách viết của mình đặc biệt là sau năm 1975.- Truyện ngắn « Bến quê » là một tác phẩm có tính chất triết lí sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổngkết cuộc đời của một con người.B. Thân bài :1. Bình luận về tình huống nghịch lí của truyện+ Nhĩ bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển và đang sống những ngày cuối cùng, giáp ranh giữa sựsống và cái chết. Nhưng hoàn toàn trái ngược với cái lẽ thường tình mà nhiều nhà văn khác thường khai thácloại tình huống này để nói lên cái khát vọng sống mãnh liệt và cái sức sống mạnh mẽ của con người (Giắc lânđơn ; Ô- hen ri), Nguyễn Minh Châu tạo tình huống nghịch lí này để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.- Cả cuộc đời Nhĩ đã đi khắp mọi nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muốn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn « nhưphải đi hết nửa vòng trái đất ». Cho đến cái bãi bồi bên kia sông Hồng thật gần gũi nhưng anh chẳng bao giờ cóthể đặt chân lên mảnh đất ấy thì đây quả là thêm một nghịch lí đáng buồn. - Rồi cậu con trai anh không sao hiểu nổi cái khát vọng kì cục mà lớn lao của bố : Nó sa vào một đám chơi cờthế, rất có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày => đó cũng là một điều nghịch lí. - Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu thương nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời, Nhĩ mớicảm nhận thấm thía được lại càng là nghịch lí và trớ trêu… Phải chăng nhà văn đã đặt nhân vật Nhĩ – hay đang hoá thân vào nhân vật vào trong tình huống với cả mộtchuỗi những nghịch lí như thế là nhằm hưóng người đọc đi đến một nhận thức về cuộc đời : Cuộc sống và sốphận con người chứa đựng đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những điềudự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Mặt khác còn là để khẳng định cái triết límang tính tổng kết những trải nghiệm của cả một đời người : Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏinhững điều vòng vèo, chùng chình như đã nói ở trên. 2. Bình luận về những cảm xúc của nhân vật Nhĩ.- Nhĩ nằm đó, trong cái mớ rối rắm bòng bong những nghịch lí để tự hồi tưởng, tự phân tĩnh, tự sám hối vànhận ra những điều không có gì là xa lạ. a. Cảm xúc về thiên nhiên.- Cảnh vật được cảm nhận bằng cái nhìn đầy tâm trạng : sự thay đổi sắc màu của những bông hoa bằng lăng ;của con sông Hồng, của bầu trời thu, của cái bãi bồi bên kia sông, con đò có cánh buồm nâu bạc…. gợi ra mộtkhông gian vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng. - Cảnh vật ấy cứ dần dần hiện ra với những vẻ đẹp riêng và chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc thậttinh tế của một con người sắp từ giã cõi đời. + Những bông hoa bằng lăng tím cuối mùa dần thưa thớt, sắc hoa vốn đã nhợt nhạt giờ lại đậm sắc hơn… để rồicuối cùng thẫm màu hơn, một màu tím thẫm như bóng tối ». Đâu phải là những màu sắc tươi tắn mà là nhữngsắc màu của sự tàn phải, là dấu hiệu của sự tiêu biến. Và cái tàn lụi đó bỗng trở nên gấp gáp hơn, vội vã hơn,nhẫn tâm hơn bởi nó gắn bó với tâm trạng của con người.+ H/a con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra vốn cũng chỉ là hình ảnh của cái đẹp bình dị,gần gũi, gắn bó bao đời, vậy mà giờ đây bỗng trở nên xa xôi quá, ngăn cách quá vì cả đời Nhĩ đã vòng vèo,chùng chình nên đến giờ mới nhận ra được điều đơn giản ấy. + Ngay cả cái vòm trời màu thu như cao hơn : Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên nhữngkhoảng bờ bãi…. cả một vùng phù sa lâu đời cũng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanhnon.. những màu sức thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở…. Vậy mà cũng chỉ đến sáng hôm nay Nhĩ mớicảm nhận ra được như một phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng. Đây là « một chân trời gần gũi mà lại xa lắcvì chưa bao giờ đi đến ». Phải chăng đây là tâm trạng của một con người đang nặng trĩu những từng trải, đauthương : yêu quê hương nhưng một đời người thường phải li hương, thường hờ hững và mắc vào cái điều vòngvèo, chùng chình nên giờ thì cảm thấy tiếc nuối, xa xôi.b. Cảm xúc về vợ : - Phát hiện thấy ở Liên những tình cảm dịu dàng, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng. + Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc vuốt ve chồng, lảng tránh trả lời khi Nhĩ hỏi.+ Nhĩ nhận ra sự nghiệt ngã của thời gian, không còn bao lâu nữa anh sẽ mãi mãi ra đi, Nhĩ đành phải xót xanói ra một điều ân hận nhất : « Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh ! »+ Liên vẫn ân cần, vẫn yêu thương, lặng thầm hi sinh, chịu đựng : Anh cứ yên tâm.. Miễn là anh sống, luôn cómặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này. » - Giờ thì Nhĩ đã hiểu thật sâu, thật đau với một sự thấu hiểu, một sự ân hận và lòng biết ơn sâu sắc nhưng cũngđã muộn màng. (so sánh với Khúng và Huệ trong « Phiên chợ Giát »). Tại sao không nương tựa vào nhau để điqua cuộc đời, qua số phận và bám lấy mảnh đất quê hương để mà sống, để tạo lập cuộc sống, để khẳng định conngười trên mảnh đất này ? Sao không thể có được một cuộc đời tuy lầm lũi mà hạnh phúc như lão Khúng vớimụ Huệ trong truyện « Phiên chợ Giát » dù cho cuộc đời có thấm đẫm đầy máu và nước mắt ? Phải chăng cũngbởi những cái vòng vèo, chùng chình không dứt ra được khiến cho Nhĩ từ lâu đã không nhận ra được tình yêuthương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng ấy của Liên ? Và để rồi cuối cùng mới nhận ra được cái đẹp trongtâm hồn vợ : cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những néttần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìmkiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này. - Cách so sánh đầy tính triết lí trên đây của tác giả không chỉ là lời ngợi ca, sự nhìn nhận xứng đáng dành choLiên mà còn là một phát hiện vốn cũng rất bình thường nhưng cũng đã bị chính cái vòng vèo, cái chùng chìnhlàm cho con người ta đã phót lờ nó, xem thường nó, coi đó như là một lẽ đương nhien. Đáng ra chính Nhĩ đãphải phát hiện từ sớm để được suốt đời trân trọng, yêu thương như tình yêu mà Quỳ đã dành cho nhân vật « anhấy » (Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành ). Hay nói như tác giả đã viết trong truyện ngắn « Cỏ lau » : ngườichết thì đã chết (mà Nhĩ cũng đã biết mình sắp chết)… Vậy anh hãy nói điều gì cho người sống được yên tâm.Sao Nhĩ vẫn lặng thinh ? Vẫn cứ chùng chình, im lặng ? c. Cảm xúc về quê hương (từ những cảm nhận về thiên nhiên, cảm nhận về Liên, Nhĩ chợt nhận ra cái đẹp muônthuở của quê hương)- Thì ra « suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất » vậy mà giờ đây, nằm trong cănphòng nhìn qua cửa sổ, Nhĩ mới thấy được tất cả vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi của cái bãi bồi bên kia sôngkhi mình sắp từ giã cõi đời. d. Cảm xúc về bản thân và bình luận về tâm trạng khao khát của Nhĩ muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kiasông. - Bãi đất ấy đã làm bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân lên một lần đến đó. - Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường, sâu xa trong cuộc sống vốn thường bị người ta lãng quên và chỉ có thể cảm nhận được khi đã ở cái độ từng trải. - Thật là đau đớn vì đối với Nhĩ đó cũng là lúc cuối đời, cận kề với cái chết. Cho nên sự thức tỉnh tình yêu quêhương, yêu cái đẹp dung dị, bình thường, gần gũi có xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa : « hoạ chăng chỉ cóanh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹpcủa một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia ». Và cũng chỉ có anh mới nhận ra được điều đó, ngay cả đứacon anh cũng không sao hiểu được điều anh mơ ước. Nó ra đi một cách miễn cưỡng rồi bị cuốn hút vào trò chơigiải cờ thế trên vỉa hè, rất có thể nhõ chuyến đò ngang. Quả thật là « con người ta trên đường đời khó tránhđược những cái điều vòng vèo và chùng chình » vậy. - Nhĩ thất vọng nhưng ôm nỗi buồn riêng không hề trách móc một ai. Vì « vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫnở bên kia sông đâu ! » Nhĩ chỉ còn biết thu hết tàn lực vào cái giờ phút không thể dừng lại được nữa khi thấycon đò ngang vừa chạm vào mũi vào đất lở bên này sông »… « để đu mình, nhô người ra ngoài, giơ một cánhtay gầy guộc.. khoát khoát… »Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyềnđò ? Phải chăng anh đang cảm nhận cái ngắn ngủi của thời gian không hề chờ đợi anh thêm một chuyến đòkhác. Hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn nữa : đó là ý muốn của nhân vật (cũng như của nhà văn) làthức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời. Hãy maumau dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. 3. Ý đồ của nhà văn khi xây dựng nhân vật Nhĩ :- Nhân vật Nhĩ trong truyện cũng như nhiều nhân vật khác trong truyện của « Nguyễn Minh Châu sau năm1975 là kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộcđời vì như trên đã dẫn theo lời của tác giả là « cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan ». Tác giả đã gửi gắmqua nhận vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí : nhân vật Nhĩ không đại diện cho một ai mà là cho tất cả.Do đó nhận vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho một giai tầng nào đó trong xã hội hay cho chính nhàvăn. Chính những chiêm nghiệm, những triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vậtthông qua những diễn biến của tâm trạng, dưới sự tác động của hoàn cảnh đã được miêu tả tinh tế, hợp lí làmcho tác phẩm mang tính luận đề một cách tự nhiên mà sâu sắc. 4. Đánh giá những thành công về nghệ thuật xây dựng truyện.- Miêu tả tinh tế tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật mang đầy ý nghĩa triết lí về con người.- Sáng tạo những hình ảnh giầu ý nghĩa biểu đạt và hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : nghĩa thựcvà nghĩa biểu tượng. (Dẫn chứng : hình ảnh hoa bằng lăng, hình ảnh bãi bồi bên kia sông, của con đò, của cánhbuồm nâu đã bạc mầu… những tảng đất lở bên bờ sông…. hình ảnh cuối truyện….)C. Kết luận. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học, trong thời kì mà văn họcđang « tự thay máu » của mình. Nhân vật thể hiện được những chiêm nghiệm, những điều trở trăn của một nhàvăn nặng lòng với cuộc sống mới sau chiến tranh, minh chứng cho sự đổi t hay của một thời kì văn học mới. - Tác phẩm mang phong cách hiện đại, tính nhân văn sâu sắc.