ANH (CHỊ) HIỂU THẾ NÀO LÀ “VĂN HÓA GIAO THÔNG”

Câu 7: Anh (chị) hiểu thế nào là “Văn hóa giao thông”? Hãy kể về mộtgương điển hình trong việc tuyên truyền, vận động, giữ gìn trật tự an toàn giaothông mà anh (chị) biết. Gợi ý trả lời:* Văn hóa giao thông:- Trước tiên, đó là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh của pháp luật về giao thông:+ Đi đúng đúng tốc độ; đúng phần đường, làn đường quy định; + Đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách khi đi mô tôxe máy;+ Không uống rượu, bia hoặc các chất kích thích khác khi tham gia giao thông;+ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệugiao thông, có đầy đủ giấy tờ theo quy định khi điều khiển phương tiện giao thông;+ Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT kể cả khi không cólực lượng tuần tra, không thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân và cho cộngđồng. - Hai là, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trênđường phải biết không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàncho những người khác. - Ba là, cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như: tham gia giao thông từtốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khácbiết nói xin lỗi khi có va quệt, cám ơn khi có người giúp đỡ.Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái,quậy phá trên đường sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giaothông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ giảm.Trên thực tế “Văn hóa giao thông” được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:- Tính pháp lý khi tham gia giao thông: Văn hóa giao thông chính là phải gương mẫu, tự giác chấp hành đúng các quyđịnh của pháp luật về giao thông. Trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếpđến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người tham gia giaothông, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.- Tính cộng đồng khi tham gia giao thông: Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thôngmột cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, làmối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thểhiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giaothông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường;cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi vi phạm của người khác;thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho cơquan liên quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn xử lý. Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đườngdo ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm,tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tìnhtrạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách củamỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người vănminh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnhcon người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm đảmbảo chất lượng, cài quai đúng quy cách khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; dừng, đỗđúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dànhàng ngang, nghe điện thoại, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông…. Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh - sach - đẹp; xâydựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nhiều côngtrình giao thông công cộng...Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông; hãy giương caokhẩu hiệu: “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụcười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tainạn”...An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội.Chúng ta cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu thực hiện nhữnggiải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, chúc mọingười khi tham gia giao thông đều an toàn.* Nêu một số gương điển hình trong việc tuyên truyền, vận động, giữ gìn trật tựan toàn giao thông mà anh (chị) biết:………