VĂN BẢN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM. - TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ RẤT...

2. Diễn biến sự việc: - Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không? - Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ” - Tôi đề nghị giúp bà qua đường - Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý - Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng - Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau - Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn - Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe - Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình - Tôi tự hào về việc làm của tôi - Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa Đề 3: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ? I. Mở bài: - Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ ba ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo) - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. II. Thân bài: Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: + Lão Hạc báo tin bán chó + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. + lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó. Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc Biểu cảm: + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện + Suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) III. Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT 5