ĐỀ RA ĐƯỜNG LỐI CHUNG VÀ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI...

111, đề ra đường lối chung và đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tiến hành từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 tại Hà

Nội, Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế do Đại hội IV vạch ra,

đồng thời phê phán những sai lầm, khuyết điềm trong chỉ đạo thực hiện đường lối Đại hội IV của

Đảng; chỉ ra những mục tiêu, nội dung của chặng đường trước mắt, khẳng định những mặt tích cực

và kết quả đã đạt được, vạch rõ những mặt còn yếu kém trong công tác tổ chức của Đảng những

năm qua. Sau Đại hội, công tác tổ chức xây dựng đảng tập trung vào việc củng cố hệ thống tổ chức

của Đảng, tiến hành xây dựng các quy chế làm việc của cấp ủy và tổ chức đảng, đề cao trách nhiệm

của tập thể và cá nhân, khắc phục những yếu kém, nhất là tính thụ động, ỷ lại cấp tiêm kết hợp sự

tăng cường lãnh đạo của Đảng với việc kiện toàn các cơ quan chính quyền, cải tiến tổ chức và cơ chế

quản lý, nâng cao tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên.

b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tiến hành từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại

Hà Nội, Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng

trong quá trình cách mạng ở nước ta. Đại hội vừa khẳng định những kết quả to lớn đã đạt được trong

công tác xây dựng Đảng thời gian qua, vừa phân tích phê phán những sai lầm, khuyết điểm mà “sai

lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức

thực hiện”, trong đó “những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của

Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Đại hội vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ của

công tác xây dựng đảng là: “Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách

lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính

trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng nước ta”. Đảng phải “đổi

mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách

lãnh đạo và công tác”.

* Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiến hành từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991 tại

Hà Nội, Đại hội khẳng định và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác-lênin làm nền

tảng tư tưởng của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội; chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (1991-2000) và Điều lệ Đảng (sửa đổi) Về công

tác xây dựng Đảng, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo thắng lợi công

cuộc đối mới cũng như toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta phải

tự đổi mới và chỉnh đốn để có kiến thức, năng lực và sức chiến đấu mới, khắc phục có hiệu quả các

hiện tượng tiêu cực và mặt yếu kém, khôi phục và nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân. Đảng

phải được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thật sự là đội tiên phong của giai

cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân

tộc”.

* Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiến hành từ ngày 28- 6 đến ngày 1-7-1996

tại Hà Nội, Đại hội khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội VI đề

ra, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của

Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển. Đại hội đã chỉ ra sáu bài học chủ yếu qua mười năm thực hiện

đổi mới. Trong đó, có bài học tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm

vụ trung tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiến hành tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22-4-