SINH CON NĂM 1461). NHƯ VẬY 7 ĐỜI ĐẦU CÁCH NHAU 400 NĂM, 7 ĐỜI SAU...

14, sinh con năm 1461). Như vậy 7 đời đầu cách nhau 400 năm, 7 đời sau lại dồn vào chỉ khoảng 65 năm cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.Vì lẽ đó, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng họ Nguyễn Nhị Khê "mượn cửa" họ Nguyễn Gia Miêu để lánh nạn hơn.Nguyễn Đức TrungCó một sự kiện sử sách đã chép lại (các sách Đại Việt thông sử và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục) cho thấy: Nguyễn Đức Trung (cha Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng) - người được giả thuyết ban đầu coi là cháu nội Nguyễn Trãi - có 2 hành trạng mâu thuẫn với giả thuyết này: Nguyễn Đức Trung được cất nhắc làm Điện tiền chỉ huy sứ dưới ngay thời vua Lê Nhân Tông - vua thiếu niên có sự nhiếp chính của thái hậu Nguyễn Thị Anh, người vừa khép tội gia hình Nguyễn Trãi trước đó không lâu;  Nguyễn Đức Trung sau đó tham gia cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng lật đổ Lê Nghi Dân từ năm 1460. Trong khi đó, tận năm 1464 Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và sai tìm lại dòng dõi đang phải trốn tránh của ông. Một nhà vừa bị tru di tam tộc, ngay cả họ hàng của mẹ kế Nguyễn Trãi và họ hàng của các vợ lẽ của ông cũng không được thoát nạn, không thể có người cháu nội được cất nhắc lên làm đại thần trong triều bên cạnh các bậc "nguyên lão" như Nguyễn Xí, Lê Lăng. Vì vậy, chắc chắn Đức Trung không thể là cháu nội Nguyễn Trãi.Các tác giả theo giả thuyết "Nguyễn Trãi là ông nội Nguyễn Đức Trung" đã không xem xét tới sự kiện này trong sử sách.Trường Lạc hoàng hậuMột số giai thoại cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ là cha Nguyễn Anh Vũ - người phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ trong thời gian trốn tránh - mà còn là cha Nguyễn Thị Hằng - người sau này trở thành hoàng hậu Trường Lạc của Lê Thánh Tông. Thánh Tông tìm được Anh Vũ và Thị Hằng rồi lấy luôn bà làm vợ.Các nhà sử học đã nhất trí rằng đây chỉ là giai thoại dân gian. Nguyễn Thị Hằng đã được sử sách ghi nhận là con đại thần Nguyễn Đức Trung. Các tài liệu gia phả được nghiên cứu, chọn lọc (nêu trên) đã cho thấy Nguyễn Đức Trung là con Nguyễn Công Duẩn và Công Duẩn không phải là con Nguyễn Trãi.Như vậy có tới hai nguồn thông tin sai lạc về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Trường Lạc hoàng hậu: nguồn đầu cho rằng ông là cha hoàng hậu, nguồn thứ hai cho rằng ông là cụ của hoàng hậu. Thực tế ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thị Hằng.Có một minh chứng nữa cho việc Nguyễn Trãi không phải là cha hay cụ của hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng. Điều này tương tự như thời gian hành trạng của cha bà - Nguyễn Đức Trung. Tới tận năm 1464 Nguyễn Trãi mới được minh oan nhưng năm 1461 Nguyễn Thị Hằng đã là hoàng hậu của Lê Thánh Tông và đã sinh ra thái tử Lê Tranh, sau trở thành Lê Hiến Tông.Kết luận Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho đời sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là cha Nguyễn Công Duẩn, không phải là ông nội của Nguyễn Đức Trung và không phải là tổ tiên của các Chúa Nguyễn. Nguyễn Trãi và dòng họ của ông không có quan hệ tới họ Nguyễn ở Gia Miêu.  Giả thuyết về họ Nguyễn Gia Miêu và họ Nguyễn Chi Ngại (hay Nhị Khê) cùng có tổ là Nguyễn Bặc vẫn còn những nghi vấn: o Truyền thuyết họ Nguyễn ở Chi Ngại quá xa, chưa hoàn toàn có tính xác thực để kết luận Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc. o Khoảng cách quá xa của các thế thứ họ Nguyễn khiến về vấn đề "dòng họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc" còn những nghi vấn. Chính sử sách nhà Nguyễn không xác nhận họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc. (Xem bài: Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn.) Các tác phẩm văn thơNguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị thất lạc sau Vụ án LệChi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc với những câu như:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. (trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo.Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. tác phẩmQuốc âm thi tậplà tác phẩm viết bằng chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt NamBách khoa toàn thư mở Wikipedia