(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0.5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm.

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU CỦA ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Việt Bắc.

- Dạng bài: Từ ấy.

- Yêu cầu: Học sinh làm sáng rõ về nội dung trọng tâm: tình quân dân, nghệ thuật, của đoạn thơ.

Từ đó liên hệ với Tây Tiến để thấy rõ sự trưởng thành trong cách nghĩ, trong mối quan hệ với quần chúng,

sự vận động phát triển của cái Tôi trữ tình.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG

Ý

CHUNG

Khái quát vài

- Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến cánh chim đầu đàn, lá cờ đầu của

nét về tác giả -

nền thơ ca cách mạng. Là nhắc tới người thư ký trung thành của

những chặng đường lịch sử dân tộc. Sinh ra trong một gia đình nhà

tác phẩm

nho nghèo, trong thời kỳ đất nước bị đô hộ, nhân dân lầm than. Tố

Hữu sớm được giác ngộ cách mạng và từ đó xem lý tưởng Đảng là lẽ

sống cả cuộc đời mình. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu

tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này.

- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý

tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của Nhân dân ta. Thơ Tố Hữu

chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, màu sắc

lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tượng thơ kì vĩ,

tráng lệ. Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ

0.5 điểm

liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, đậm

đà tính dân tộc.

- Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời

điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu

Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp

đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình lập

lại ở miền Bắc. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài

thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện

nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân

dân Việt Bắc, với quê hương cách mạng.

TRỌNG TÂM

Phân tích

- Lời người ở lại

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

+ Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ tám dòng chắc hẳn nỗi

nhớ ấy phải thật da diết và sâu nặng của kẻ ở dành cho người đi. Sử

dụng cách xưng hô mình - ta, Tố Hữu đã dịch chuyển cách gọi thân

thương của cá nhân trong quan hệ tình yêu đôi lứa thành tình cảm

mang tính chất tập thể: cán bộ chiến sĩ về xuôi và đồng bào Việt Bắc.

+ Lời mở đầu, Việt Bắc đã hỏi người cán bộ về xuôi có còn nhớ

mình không? Lời hỏi nhưng đồng thời cũng khơi gợi lại miền ký ức

nơi người chiến sĩ. Có thể nói, chỉ qua lời gợi nhắc thật ngắn gọn: về

thời gian (15 năm), và không gian (núi, nguồn) mà đã vẽ nên bao kỷ

niệm quá khử, đã gói trọn cả một vùng kỷ niệm đậm sâu.

+ Nhưng không chỉ là câu hỏi, khơi lại kỷ niệm, đó còn là lời nhắc

nhở của Việt Bắc dành cho người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi, xa

Việt Bắc thì chớ quên đi tình nghĩa, quên đi mảnh đất đã từng đồng

cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử, mành đất nguồn cội của cách

mạng, nơi có những người trân trọng nghĩa tình với cách mạng, với

cán bộ chiến sĩ.

- Sự im lặng đầy ý nghĩa của người đi

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

3.0 điểm

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”

+ Người ra đi thì lại không hề có lời đáp lại, mà tình cảm của họ

được biểu thị bằng hành động. Họ đã quá thấu hiểu được tình cảm,

tấm lòng của người ở lại, nghịch lý là tình cảm thì bâng khuâng day

dứt, không muôn rời xa, nhưng bước chân thì vẫn phải tiêp tục lên

đường.

+ “Bâng khuâng”, “bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái

tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong... lẫn lộn

cùng một lúc. Ba từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” đã

tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: sự hô ứng đồng vọng của cảm

xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng, dùng dẳng níu

kéo. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười

lăm năm gian khổ có nhau.

+ Trong buổi chia li, nỗi nhớ khắc ghi sâu đậm nhất với người chiến

sĩ là hình ảnh áo chàm và hành động cầm tay. Áo chàm là màu áo

đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc

mà thấm đượm bao nghĩa tình. Và đặc biệt là hành động cầm tay,

hành động như trao gửi niềm yêu thương, như truyền gửi đến kẻ ở

một thông điệp của tấm lòng: Trái tim người chiến sĩ dù trở về thủ

đô, vân luôn son sắt, nghĩa tình với mảnh đất cách mạng, với những

con người đã một thời nếm mật nằm gai, trải bao buồn vui, cay đắng.

Từ ấy

- Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi

LIÊN HỆ

theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh. Toàn bộ bài thơ là

niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu

gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách

mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu.

Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận

thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức

cách mạng giàu lòng yêu nước.

- Từ ấy đã thể hiện được bước ngoặt trong nhận thức khi tác già đã

biệt gắn mình với quần chúng, biết san sẻ, gần gũi, để làm nên khối

đời mạnh mẽ.

- Từ một thanh niên say mê lý tường, biết tự ý thức và trách nhiệm

Sự vận động

phát triển của

phải hoà vào đời sống quần chúng, giờ đây, người lính đã thực sự là

cái Tôi trữ

một phần cùa nhân dân. Là nghĩa tình, là yêu thương, là ruột thịt với

tình

nhân dân.

- Từ người thanh niên với lý tưởng căng tràn, giờ đây, người thanh

niên ấy đã trở thành người chiến sĩ trải nghiệm những đau thương,

những gian khổ, bước quân hành trong những trận đánh lớn để giành

về độc lập cho nước nhà. Đó thực sự là người chiến sĩ của hành

động, từ bước đệm thấm nhuần lý tưởng Đảng.