HÃY TRÌNH BÀY MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CHÍNH ĐỂ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHI...

Câu 41: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công

nghiệp ,nông nghiệp và kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ?

Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở

đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-

XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và

bảo vệ môi trường.

Một số lĩnh vực khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:

a. Công nghiệp

+ Công nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước).

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: CN điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực

phẩm…

- Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:

+ Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thuỷ điện Thác Mơ trên sông

Bé (150MW), Cần Đơn trên sông Bé…

+ Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp.HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu

cầu năng lượng cho vùng.

+ Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Trung tâm điện lực Phú

Mỹ với tổng công suất thiết kế là 4.000MW.

+ Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Một số trung tâm công nghiệp: Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu...

b. Nông nghiệp

Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng:

- Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất

nước: rộng 270km

2

, chứa 1,5 tỷ m

3

, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ

lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình

thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng

trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT-TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của

vùng…

- Là vùng trồng cây CN số 1 của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía, đậu tương, thuốc lá, bông,

lạc... Chọn các giống cây CN có năng suất cao như cao su Malaisia cho năng suất gấp 2 lần.

c. Dịch vụ

- Dẫn đầu cả nước về hiệu quả và sự phát triển.

- Các ngành dịch vụ đa dạng: Thương mại, ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí...

d. Kinh tế Biển

• Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là

Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh

tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…

- Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.

• Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm

Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.

- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển,

khai thác và chế biến dầu khí.